Mới cập nhật

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI THƯ KÝ (PHẦN 1).

PGS.TS Đức Vượng.



 

Một trong những yếu tố tạo thành phẩm chất người thư ký, trợ lý là phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiên cứu lý luận. Người ta sẽ nghĩ gì nếu người thư ký, trợ lý khoa học không có trình độ nghiên cứu lý luận. Có lý luận tốt sẽ tham mưu tốt cho thủ trưởng để hoạch định chính sách hoặc xây dựng chương trình công tác. Người thư ký, trợ lý có trình độ lý luận, có kiến thức sẽ gây được uy tín đối với giới trí thức. Người ta nhìn vào vị thủ trưởng có năng lực lãnh đạo, quản lý hay không, dùng người có đúng không, một phần nhìn vào trình độ, kiến thức, học vấn của người thư ký, trợ lý giúp việc.

Vậy người thư ký, trợ lý cần nghiên cứu những lý luận gì? Câu trả lời là cần nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận để giúp cho thủ trưởng của mình giải quyết những vấn đề lý luận cần thiết. Trong bài này, tôi xin góp phần cùng các thư ký, trợ lý nghiên cứu: khái niệm về lý thuyết, lý luận, luận thuyết; phương pháp nghiên cứu lý luận; các trường phái lý luận, nhà lý luận, nhà triết học đã xuất hiện trong lịch sử; những trào lưu lý luận lớn trên thế giới hiện nay.

1.Khái niệm về lý thuyết, lý luận, luận thuyết.

Theo gốc từ Hy Lạp, lý thuyết, luận thuyết gọi là “theoria, théorein” (khi chuyển sang tiếng Anh là “theory”); lý luận gọi là “argument, reason”. Nghiên cứu sách, báo nước ngoài, trong nhiều trường hợp, “lý luận, lý thuyết, luận thuyết”, người ta thường dùng chung một từ ‘theory”. Từ “theoria, théorein” nghĩa gốc là “quan sát, nghiên cứu”, xem đây như một vấn đề tư tưởng chủ đạo trong một lĩnh vực trí thức; những hoạt động của xã hội, tổ chức, con người đã được khái quát thành kinh nghiệm; sự tổng hợp các tri thức về xã hội và tự nhiên tích lũy được trong quá trình lịch sử; sự tổng kết thực tiễn ở trình độ khái quát cao. Lý luận có thể của một chính thể, một đảng phái, một tổ chức, nhưng cũng có thể là của một nhóm người hoặc của một người.

2.Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp đánh giá tư tưởng lý luận không kèm theo điều kiện con người nhà lý luận, cũng không thể đánh giá theo xu thế xã hội, mà phải nhìn thẳng vào nội dung tư tưởng của tác phẩm lý luận mà đánh giá. Chủ quan trong đánh giá lý luận sẽ rơi vào duy ý chí; thích cá nhân người này, ghét cá nhân người kia sẽ dẫn đến lỗ hổng, bôi đen trong đánh giá. Đánh giá theo lối xu thời như khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu đang tồn tại và phát triển, thì hết lời ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin, đến khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sụp đổ, lại ra sức chê bai chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng, học thuyết của các ông đã lỗi thời, không còn sức sống. Lại có một số người tâng bốc chủ nghĩa Mác-Lênin, coi đó là phương thuốc vạn năng, chữa bách bệnh chính trị cho thế giới. Đó là phương pháp nghiên cứu cơ hội, xu thời, thiếu khách quan, thiếu trung thực.

Kết hợp phương pháp lôgich với phương pháp lịch sử là phương pháp cơ bản đúng đắn nhất để đánh giá tác phẩm lý luận và tư tưởng của nhà lý luận. Lịch sử và lôgich có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Nếu biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lôgich và lịch sử, chúng ta sẽ khắc phục được cái ngẫu nhiên trong khi nghiên cứu. Trên thế giới không có sự kiện nào cô lập, mà bất cứ một hiện tượng nào cũng đều liên hệ với một hoặc những hiện tượng khác và phải tôn trọng hiện thực, không được cắt xén hiện thực. mỗi sự vật và hiện tượng đều có sự phát sinh và phát triển của nó. Lịch sử là quá trình hình thành và phát triển của các sự vật và hiện tượng. Lôgich là khoa học về hình thức và quy luật của tư duy, sự phản ánh của hiện thực khách quan. Nó là sự tổng kết của lịch sử bằng lý luận. quy luật của lôgich là sự phản ánh của thế giới khách quan vào ý thức chủ quan của con người. Lịch sử bắt đầu từ chỗ nào, thì quá trình tư tưởng cũng bắt đầu từ chỗ ấy và sự phát triển của quá trình tư tưởng chỉ là sự phản ánh của quá trình lịch sử dưới một hình thức trừu tượng và nhất quán về mặt lý luận, tức sẽ biến thành lôgich. Quy luật lôgich thực chất là những quy luật khách quan, phản ánh các hiện tượng của thế giới khách quan và cũng như ngôn ngữ, nó phục vụ hết thảy mọi người, hông phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội. Các nhà triết học đưa ra hai loại lôgich: lôgich biện chứng và lôgich hình thức.

Lôgich biện chứng là khoa học lý luận, phản ánh quy luật của tư duy, hiện thực khách  quan, của các khái niệm, phạm trù, quy luật của tư tưởng, tạo thành mối liên hệ không thể tách rời, có quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và đều phải phù hợp với quy luật của tư duy. V.I. Lênin nhận xét quá trình biện chứng của nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Nguyên lý cơ bản của lôgich biện chứng là khái niệm và phạm trù đều không phải là những cái do con người sáng tạo ra, mà là những cái phản ánh quy luật khách quan của sự phát triển tự nhiên và xã hội.

Các khái niệm và phạm trù của lôgich biện chứng không phải là nằm im và ngưng đọng, mà là linh hoạt vận động trọng sự phản ánh thế giới khách quan.Lôgich biện chứng đòi hỏi khái niệm và phạm trù phải liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau như các hiện tượng khách quan mà nó phản ánh. Biện chứng của khái niệm là sự liên hệ phổ biến và sự phụ thuộc lẫn nhau của hết thảy mọi khái niệm, là sụ chuyển hóa lẫn nhau giữa các khái niệm. Đưa khoa học và thực tiễn vào trong lôgich sẽ  trở thành lôgich biện chứng và chỉ có khoa học và thực tiễn mới làm cho lôgich biện chứng có hiệu lực. Trong “Bút ký triết học”, V.I.Lênin nhận định rằng, hoạt động thực tiễn của con người phải đưa ý thức con người đến chỗ nhắc đi nhắc lại hành ngàn triệu lần những biểu tượng lôgich khác nhau để làm cho những biểu tượng ấy trở thành công lý. Lôgich biện chứng biểu hiện lôgich khách quan của sự phát triển của bản thân sự sống. Vận dụng vào xã hội học, lôgich khách quan này sẽ dẫn đến cuộc cách mạng xã hội đánh đổ mọi sự bất công, bóc lột, nghèo nàn, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.

Phương pháp biện chứng cho rằng, không thể hiểu được bất cứ hiện tượng nào trong tự nhiên nếu người ta xét nó tách ra khỏi những hiện tượng chung quanh và nó sẽ là vô nghĩa nếu bóc tách nó ra khỏi các hiện tượng  chung quanh và ngoài các hiện tượng đó; trái lại, bất cứ một hiện tượng nào cũng hợp lý, nếu đặt nó trong mối liên hệ không thể tách rời. Học thuyết Mítsurin giải thích sự tiến hóa của thực vật và đọng vật trong điều kiện sinh sống và môi trường chung quanh của nó. Mọi việc đều tác động vào nhau, nhưng cũng chế ước lẫn nhau. Sẽ là không đúng nếu chỉ nói rằng quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất của lực lượng sản xuất. quan hệ sản xuất do lực lượng sản xuất sinh ra, nhưng nếu nó phù hợp với lực lượng sản xuất, thì nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất. Thế giới thực tại bị nhiều quy luật chi phối và ràng buộc. Con người không thể thoát khỏi sự ràng buộc đó. Càng khao khát thoát ra khỏi sự ràng buộc, càng bị sự ràng buộc thắt lại. Mọi hiện tượng và sự vật đều có hai mặt của nó, như một tấm huân chương, nên khi đánh giá nó cũng phải xuất phát từ hai mặt. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có mặt tốt và mặt chưa tốt. Trong những điều kiện lịch sử nhất định, nó là tiến bộ. Ngày nay, trong lòng nó vẫn đang chứa đựng những yếu tố tiến bộ, nhất là tiến bộ về phát triển khoa học và công nghệ. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa muốn hay hơn, thì phải vượt trội lên. Đó là biện chứng.

Phương pháp biện chứng giải thích nguyên nhân và kết quả tác động lẫn nhau, nhân  nào quả ấy, quả từ nhân mà ra, nhân dẫn đến quả.

Lôgich hình thức là biểu hiện hình thức của tư duy. Xuất phát từ nhận thức luận của Arixtốt, lôgich hình thức đã đưa ra 4 quy luật cơ bản của tư duy: 1) Tư duy phải tôn trọng nguyên tắc đồng nhất. Quy luật đồng nhất làm cho người ta biết phân biệt những cái cùng loại và phân biệt đúng mọi sự vật, chứ không được thay thế một khái niệm này bằng một khái niệm khác. Trong suy lý, tranh luận, thảo luận, biện luận, mọi khái niệm đều phải thể hiện trong cùng một ý nghĩa nhất định. 2) Tư duy không được mâu thuẫn. Quy luật của lôgich về tính không được mâu thuẫn, không cho phép nói trái lại trong quá trình suy lý, quá trình phân tích các vấn đề , không thể dung nạp cho một nhận thức nửa đúng, nửa sai. Thí dụ: Một khái niệm đã được thừa nhận là đúng, thì không được đồng thời nói rằng nó không đúng. 3) Đối với một câu hỏi đặt ra và hiểu được một cách đúng đắn câu hỏi đó, thì không thể trả lời lấp lửng, chẳng nói có, mà cũng chẳng nói không. Sau khi đã có những điểm minh xác cần thiết, người ta phải trả lời dứt khoát, không thể “đứng giữa”. Đó là quy luật bài trung của tư duy. Trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau, một cái tất nhiên là đúng, một cái tất nhiên là sai, không thể có cái thứ ba, vừa đúng, vừa sai, theo kiểu A là B, hoặc không phải là B. 4) Bất cứ tư tưởng nào cũng chỉ đúng khi nó có căn cứ chắc chắn, là kết quả của một tư tưởng đúng được dùng làm tiền đề cho chính nó, gọi là “quy luật lý do đầy đủ”. Quy luật lý do đầy đủ chỉ ra tính nhất quán, liên tục của tư duy phải được thể hiện theo nguyên tắc sở dĩ có A là vì có B.

Bốn quy luật lôgich của tư duy chỉ ra rằng, lôgich hình thức bắt buộc phải noi theo các quy luật chung nhất của tư duy, các quy luật chung nhất về tính nhất quán, tính liên tục.

Lôgich hình thức cũng nghiên cứu các hình thức của quá trình tư duy như “khái niệm”, “phán đoán”, “suy lý”. Đó là những hình thức hình thành ba bộ phận chủ yếu của lôgich hình thức. “Khái niệm” của lôgich hình thức nghiên cứu các loại khái niệm, mối liên hệ giữa các khái niệm, quan hệ ngoại diện và nội hàm trong khái niệm, các phương pháp lôgich và quy tắc định nghĩ, phân loại khái niệm trong việc hình thành những khái niệm ấy. “Phán đoán” của lôgich hình thức nghiên cứu nội dung, căn cứ, phương thức của phán đoán. “Suy lý” của lôgich hình thức phân tích sự suy lý, phân loại các suy lý, phương pháp suy lý, thể hiện ra nội dung của lý luận, ý nghĩa và tác dụng của suy diễn (diễn dịch) trong quá trình nhận thức. Lôgich hình thức giải thích nguyên tắc, phương pháp, tác dụng chứng minh trong tư duy lô gich. Ngữ pháp định ra quy tắc thay đổi các từ, quy tắc kết hợp các từ trong mệnh đề và do đó làm cho ngôn ngữ được thể hiện. Lôgich sắp xếp các khái niệm và làm cho tư duy mang tính hệ thống và khoa học. Giữa ngữ pháp và lôgich có một điểm chung là cả hai đều từ cái cụ thể, cái cá biệt mà khái quát thành trừu tượng, định nguyên tắc, quy tắc, quy luật chung và đều thể hiện lên trang viết. Ngữ pháp phản ánh tư duy lôgich, còn tư duy lôgich khi thể hiện, phải tuân thủ những quy luật của ngữ pháp.

Trong quá trình phát triển, lôgich đã có những tiến bộ mới. Về mặt này, Ph. Bêcơn nổi trội lên. Arixtốt phát hiện và áp dụng lôgich suy diễn vào trong nghiên cứu, Bêcơn sáng lập và áp dụng lôgich quy nạp vào trong nghiên cứu, nghĩa là tổng hợp những sự thật riêng rẽ để rút ra những nguyên lý chung. Sau đó, quan niệm về lôgich thường mang tính hình thức. Vấn đề này được thể hiện trong triết học Ê.Căng. G.V.Ph.Hêghen đã sáng lập ra một hệ thống lô gich biện chứng, đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng trong sự phát triển của học thuyết lôgich. Học thuyết Căng chủ trương tách rời giữa lôgich và tự nhiên trong triết học, còn Hêghen lại đưa ra nguyên tắc đồng nhất giữa tồn tại và tư duy. Theo Hêghen, lôgich của tư duy, của quan niệm, của khái niệm là nguồn gốc và cơ sở của sự phát triển của thế giới vật chất. trong cuộc đấu tranh chống lôgich siêu hình, Hêghen đã sáng lập ra lôgich biện chứng, nhưng trong lôgich biện chứng đó, còn mang màu sắc duy tâm. Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, V.G. Biêlinxki, A.Ghécxen, Secnưsépxki phê phán học thuyết lô gich của Hêghen, cho rằng, nó chứa đựng những yếu tố phi lý của luận lý. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lê nin đã có nhiều đóng góp vào học thuyết lôgich biện chứng trên một cơ sở khoa học trong triết học, xem lôgich biện chứng là công cụ mạnh mẽ của sự nhận thức của con người. Chủ nghĩa Mác khẳng định sự cần thiết của lôgich hình thức trong quá trình phát triển trí lực của cá nhân. Trong đời sống hằng ngày, con người đụng chạm với những sự vật và quan hệ đơn giản, mà quy tắc đơn giản của lô gich cũng hoàn toàn đủ để nhận thức những sự vật và quan hệ ấy. Tuy nhiên, lôgich hình thức cũng có những hạn chế khi nó không đủ để nhận thức khoa học về những hiện tượng và quan hệ phức tạp. Lôgich hình thức không nghiên cứu hiện tượng và sự vật trong sự quan hệ lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau, coi như không phát triển, không thay đổi. Quan điểm của Ph. Ăngghen là phải nghiên cứu sự vật trước đã rồi mới có thể nghiên cứu đến những quá trình. Phải hiểu một sự vật này hay một sự vật kia là cái gì rồi mới có thể quan sát những thay đổi diễn ra trong sự vật ấy. V.I. Lênin cho rằng, lôgich hình thức chỉ chú trọng đến những cái gì quen thuộc hoặc những cái gì sờ sờ trước mắt và như vậy nó không thể đi xa hơn được. Khác với lôgich hình thức, lôgich biện chứng đòi hỏi muốn thật sự nhận thức một sự vật, phải nghiên cứu hết thảy mọi mặt của sự vật đó, mọi liên hệ và mọi mắt xích trung gian. Trong thực tế, chúng ta sẽ không bao giờ làm đươc như thế một cách đầy đủ, nhưng sự đòi hỏi tính toàn diện đó 9cho dù chỉ trên lý thuyết) giúp chúng ta tránh khỏi sai lầm và chủ nghĩa giáo điều, chủ quan duy ý chí. Lôgich biện chứng đòi hỏi sự vật phải được nghiên cứu trong sự phát triển của nó dưới góc độ “tự thân vận động” như Hêghen nói và “sự biến đổi của nó” như V.I. Lênin nói. Chỉ có lô gich biện chứng mới có thể làm cho nhà khoa học nắm được một công cụ trung thực để nhận thức thế giới khách quan trong toàn bộ tính phức tạp của nó, trong sự phát triển và sự biến đổi của nó.

Phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn là đắc dụng hơn cả. Vấn đề liên hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Lý luận và thực tiễn là mối liên hệ không thể tách rời và tác động vào nhau, chi phối lẫn nhau. Trong sự liên hệ đó, thực tiễn có tác động trực tiếp và quyết định. Lý luận do hoạt động thực tiễn của con người sinh ra, đến lượt nó lại ảnh hưởng lớn đến thực tiễn, mở ra cho thực tiễn những phương hướng hoạt động mới. Như vậy, lý luận và thực tiễn bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau. Không gắn với thực tiễn, lý luận sẽ là phản khoa học;không được soi sáng bằng lý luận, thực tiễn sẽ không có kinh nghiệm và hướng đi. Như vậy, có thực tiễn mới có lý luận, nhưng các nhà lãnh đạo lại muốn lý luận phải đi trước thực tiễn, soi đường cho thực tiễn đi theo. Vấn đề này chỉ có thể giải thích sự tuần hoàn lần trước của thực tiễn là sự khởi đầu của lý luận lần sau. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học, bao giờ hành động của con người cũng có trước và từ hành động đó phản ánh vào bộ não, từ bộ não mới nảy sinh tư duy lý luận.

Lý luận, lý thuyết là hệ thống quan điểm, tư tưởng chủ đạo trong một lĩnh vực tinh thần, tri thức nào đó; là sự thể hiện mọi hoạt động của xã hội, con người đúc rút thành những kinh nghiệm và khái quát, tổng kết thành lý luận; là sự tổng hợp các tri thức về xã hội và tự nhiên tích lũy được trong quá trình lịch sử.

Thực tiễn,thực tế(1) là toàn bộ những hoạt động của con người  để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội. Thực tiễn, trước hết là các hoạt động vật chất, là lao động, sản xuất, kinh doanh, vì đời sống và sự sống còn của con người. Nghiên cứu khoa học là lý luận, còn thực nghiệm khoa học là thực tiễn. Lý luận được đẻ ra trên nền tảng của thực tiễn. không có thực tiễn, thì không có lý luận khoa học, trở thành lý luận suông, nhưng thực tiễn cũng rất cần lý luận để hành động cho đúng. Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận phải giải đáp. Không có lý luận nào tự lập, mà phải xuất phát từ thực tiễn. Những nhu cầu của thực tiễn bao giờ cũng có tác dụng quyết định đối với ựu tiến bộ của khoa học. chỉ có lý luận nào gắn liền với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm mới có tác dụng thiết thực trong đời sống, mới có thể bắt rễ sâu trong đời sống xã hội. ). Ph. Ăng ghen nói: “Nếu như sau đêm dài trung cổ, các khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và lớn lên với một tốc độ thần kỳ, thì chúng ta lại phải đem thành tích thần kỳ đó quy công cho sản xuất”(2). Vì vậy, “quan điểm đời sống, quan điểm thực tiễn phải là quan điểm đầu tiên, cơ bản của nhận thức luận”(3).

Tuy nhiên, trong đời sống chính trị của xã hội loài người nói chung, giữa lý luận và thực tiễn nảy sinh mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này có thể đem thực tiễn mới phong phú hơn để giải quyết, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, bởi vì, cả lý luận và thực tiễn đều là những phạm trù lịch sử. Những điều kiện lịch sử mới mở rộng hoạt động thực tiễn, đòi hỏi phải duyệt lại những luận điểm lý luận nào đó không còn phù hợp với tình hình mới để xây dựng, phát triển ly luận mới dưới hoạt động phong phú của thực tiễn mới cho phù hợp với hoàn cảnh, tình hình mới.

3.Các trường phái lý luận, nhà lý luận, nhà triết học đã xuất hiện trong lịch sử

Trong quá trình lịch sử đã xuất hiện nhiều trường phái lý luận, nhiều nhà lý luận. Xin nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu:

Platôn (427-347 trước công nguyên), nhà triết học cổ Hy Lạp theo xu hướng duy tâm(4). Platôn nêu luận thuyết mọi sự vật phải nhờ có ý niệm mới tồn tại được . Sự vật chẳng qua chỉ là phản ánh những ý niệm, là những cái bóng, hình chưa hoàn thiện. chính vì vậy, ông nêu ngồn gốc của tri thức chân chính là hồi tưởng của linh hồn bất diệt của con người đối với thế giới ý niệm. Ông thừa nhận trong tôn giáo có lý luận, cho rằng, thượng đế sáng tạo thế giới. V.I. Lênin phê phán lại quan niệm này, cho rằng, đó là hoang đường. Ông đề xướng lý thuyết xây dựng “nhà nước lý tưởng”, quả quyết rằng, trật tự xã hội phải dựa trên ba đẳng cấp: 1) Những nhà triết học chấp chính. 2) Vệ binh. 3) Nông dân và thợ thủ công. Nhiệm vụ của đẳng cấp thứ nhất là cai trị; đẳng cấp thứ hai là giữ gìn trật tự; đẳng cấp thứ ba là sản xuất (5). Ông ấn định đẳng cấp nào làm việc ấy, không được lẫn lộn từ đẳng cấp này nhảy sang đẳng cấp kia, không cho phép thường dân tham gia quản lý nhà nước, coi đó là “lẽ tự nhiên”, bất di bất dịch.

Platôn thừa nhận và quan niệm phép biện chứng như là nghệ thuật so sánh và phân tích các khái niệm trong khi tranh luận.

Học thuyết của Platôn được trường phái Platôn mới kế thừa, phát triển thành học thuyết mới theo quan niệm của Platôn.

Arixtốt (384-322 trước công nguyên), nhà lý luận, nhà triết học cổ Hy Lạp. ông đã viết nhiều tác phẩm có giá trị: “Siêu hình học”, “Vật lý học”, “Bàn về linh hồn”, “Luân lý học”, “Chính trị học”, “Những phạm trù”, “Phân tích”,…Luận thuyết của Arixtốt trái với luậ thuyết của Platôn, cho rằng, những khái niệm mà Platôn nêu là duy tâm ở chỗ Platôn đã tạo ra một thế giới ảo tưởng, riêng biệt, cố định. Arixtốt khẳng định bản chất chứa đựng ngay trong bản thân sự vật và cái chung không tồn tại song song với cái riêng. Theo Ông, ý niệm (mà Ông gọi là hình thức) và sự vật có mối quan hệ với nhau, không tách rời nhau. Mỗi vật thể, mỗi sự vật đều chứa đựng hai yếu tố: vật chất và hình thức (tinh thần, ý niệm). Tuy nhiên, Ông cũng nhận định rằng, trong vũ trụ bao la, cũng có thể có một hình thức (ý niệm) thuần túy, mà không có vật chất như tư duy, lý tính, thượng đế chẳng hạn. Mọi sự hiểu biết bắt nguồn từ cảm giác; cho rằng, giữa khả năng và hiện thực, giữa hình thức và nội dung, đều chứa đựng trong đó những yếu tố biện chứng. Ông là người sáng tạo ra lôgich học, gắn những hình thức của tư duy với tồn tại nhằm giải thích những phạm trù lô gich cho hợp với hiện thực khách quan. Tuy nhiên, trong khi phân tích lý luận, nhiều khi Ông lầm lẫn giữa lôgich khách quan với lôgich chủ quan. Về mặt xã hội, quan điểm của Ông với quan điểm của Platôn có phần giống nhau, khi coi tình trạng nô lệ của những người này và địa vị thóng trị của người kia là “tự nhiên”. Về mặt tự nhiên, Arixtốt quan niệm vũ trụ hình tròn, tâm điểm là trái đất. Vũ trụ, trái đất, con người đều vận động theo quán tính của tự nhiên.

Arixtốt là người đầu tiên trong lịch sử triết học đề ra quy luật và hình thức của tư duy. Các nhà triết học sau Arixtốt phát triển lý luận quy luật và hình thức của tư duy thêm phần mở rộng và sâu sắc. Arixtốt phân tích lôgich hình thức giáo dục mọi người suy nghĩ cho đúng bằng cách tuân theo các quy tắc về tính đồng nhất, tính không mâu thuẫn, tính xác định, tính chứng thực, tính liên tục của vận động. Arixtốt cho rằng, nếu tư duy có mâu thuẫn, không nhất quán, không triệt để, thì không thể có một nhận thức khoa học, một sự duy lý vững chắc nào, một kết luận nào có giá trị được. Còn V.I.Lênin thì nói: “Trong sự phân tích kinh tế cũng như trong sự phân tích chính trị, không được có một mâu thuẫn lôgich” nào, cố nhiên với điều kiện là tư duy lô gich phải đúng”(6).

Arixtốt là người đầu tiên đã nghiên cứu một cách có hệ thống tư duy và quy luật của tư duy, phân loại các phán đoán, xây dựng lý luận về suy lý. Nét đăc sắc trong tư duy của Arixtốt là không tách rời giữa hình thức và tồn tại. V.I.Lênin nhận định rằng: “Ở Arixtốt, chỗ nào người ta cũng thấy lôgich khách quan trộn lẫn với lôgich chủ quan, nhưng thường là lôgich khách quan nổi trội lên”(7). Trong lôgich của Arixtốt, nhiều nhân tố biện chứng liên hiệp với siêu hình học, Ông phản đối về tính mâu thuẫn của sự vật do Hêracơlít đề ra. Chính chỗ sơ hở này của Ông đã bị triết học trung cổ lợi dụng và cho rằng, trong xã hội loài người không có mâu thuẫn.

Trong tác phẩm “Bàn về linh hồn”, Arixtốt cho rằng, con người ta có hai phần: phần hồn và phần thân thể. Cái mà Arixtốt gọi là linh hồn, ngày nay chúng ta có thể hiểu như là một yếu tố tinh thần, nó vô hình, bên cạnh thân thể, độc lập với thân thể, chi phối thân thể và tồn tại kể cả sau khi thân thể chết.

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đều có nghiên cứu học thuyết của Arixtốt và đánh giá về Arixtốt. C.Mác đánh giá Arixtốt là “một nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ”(8). Ph.Ăngghen đánh giá Arixtốt “đã nghiên cứu những hình thức rất trọng yếu của tư duy biện chứng”(9). V.I. Lênin nhận xét: “sự phê bình của Arixtốt đối với những ý niệm của Platôn, là một sự phê bình chủ nghĩa duy tâm”(10)

E.Căng (1724-1802), một trong những triết gia, nhà lý luận nổi tiếng nhất, sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức hồi nửa sau thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Lúc đầu, trong triết học Căng thiên về chủ nghĩa duy tâm, nhưng sau đó có điều chỉnh lại tư tưởng triết học của mình, làm cho tính chất cơ bản của triết học Căng là điều hòa, thỏa hiệp giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, kết hợp thành một hệ thống duy nhất hai trào lưu triết học khác nhau và đối lập nhau. Ông là người nêu vấn đề ‘vật tự nó” và “vật cho ta”, ‘bất khả tri luận”.

Trong các lĩnh vực xã hội và chính trị. Ông là người bênh vực quyền tự do công dân và nêu thuyết “hòa bình vĩnh viễn”; không chấp nhận bạo lực. Tuy nhiên, theo Ông, lý luận này không thể thực hiện được, nó chỉ trở thành “ý chí tốt” mà thôi. Ông đòi hỏi toàn dân đều phải tuyệt đối phục tùng nhà nước bóc lột và không thừa nhận sự phản kháng của họ.

Học thuyết của Căng thể hiện trong một số tác phẩm của Ông: “Lịch sử tự nhiên của thế giới và học thuyết về trời” (1755); “Phê phán lý tính thuần túy” (1781); “Tự luaaanj” (1783); “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788); “:Phê phán phán đoán” (1790). Đọc những tác phẩm này, có người gọi là “chủ nghĩa Căng”.

Sau khi E. Căng qua đời, xuất hiện chủ nghĩa Căng mói, một trào lưu triết học trong nửa sau thế kỷ XIX. Chủ nghĩa Căng mới đòi xét lại chủ nghĩa Mác.

G.V. Ph. Hêghen (1770-1831), một triết gia vĩ đại, người Đức. Ông đã đóng góp một vai trò lớn lao trong việc xây dựng lý luận biện chứng về sự phát triển. Nền tảng triết học của Ông là thuyết “quanb niệm tuyệt đối”. Với luận thuyết này, Ông cho rằng, mọi hoạt động của con người chỉ có thể biểu hiện trong tư duy và trước hết là biểu hiện trong tư duy. Ông chia thuyết “quan niệm” ra làm ba giai đoạn: 1) Giai đoạn lôgich. Nội dung của giai đoạn này đã được Ông trình bày trong cuốn sách “Lôgich học”, mô tả về những quy luật của tư duy. Tư duy của giai đoạn lôgich là tư duy “nguyên chất thuần túy”, có trước thế giới. 2) Giai đoạn chuyển hóa lôgich thành tự nhiên. Nội dung của giai đoạn này đã được Ông trình bày trong cuốn sách “Triết học tự nhiên”. Ông luận rằng, tự nhiên không phát triển trong thời gian, mà chỉ phát triển trong không gian. 3) Giai đoạn phát triển cao nhất của “quan niệm tuyệt đối” (tinh thần tuyệt đối). Nội dung của giai đoạn này, được Ông trình bày trong cuốn sách “Triết học tinh thần”. “Quan niệm tuyệt đối” của giai đoạn này phủ định tự nhiên, trở về với bản thân của con người và khi trở về với bản thân con người, thì tư duy lúc này không phải là tư duy của thượng đế, như giai đoạn thứ nhất, mà là tư duy của con người. Đây là giai đoạn của ý thức cá nhân, ý thức xã hội, thể hiện ra bằng tôn giáo, nghệ thuật, triết học, thượng tầng kiến trúc,…Như vậy, chặng đường tư duy triết học của Ông được phát triển từ tư duy thượng đế-tự nhiên-tư duy con người. Hêghen biến triết học thành “tri thức tuyệt đối”. Ông coi triết học của Ông như là sự phát triển cao của quan niệm, tức “qun niệm tuyệt đối”. Cặp phạm trù mà Ông thường dùng trong các tác phẩm của Ông là “cái tuyệt đối”, “quan niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”.

Hêghen nêu phương pháp biện chứng. Với phương pháp này, thì sự phát triển bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giữa những mặt đối lập và được thực hiện thông qua sự chuyển biến từ những thay đổi về số lượng sang những thay đổi về chát lượng; chân lý là cụ thể. V.I. Lênin coi phép biện chứng này của Hêghen là một thành quả vĩ đại của triết học Đức.chính hờ có phép biện chứng này của Hê ghen và những nhà triết học Đức khác hồi cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đã trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác. Phương pháp biện chứng xuất phát từ quan điểm cho rằng, tất cả đều biến hóa và phát triển, xã hội không bao giờ ngừng phát triển.

Về mặt xã hội, Hêghen chủ trương nhân nhượng lẫn nhau giữa chế độ phong kiến đang hấp hối với chủ nghĩa tư bản đang phát sinh ở Phổ, nhưng trong thâm tâm, Ông lại muốn duy trì chế độ phong kiến quý tộc ở đất nước của Ông. Hêghen dung hòa các mặt đối lập bằng cách khéo léo che giấu cuộc đấu tranh gay gắt đang diễn ra trong lòng xã hội có giai cấp đối kháng. Hêghen là người coi trọng đẳng cấp xã hội, coi thường lực lượng và sức mạnh của cộng đồng xã hội. ông coi chiến tranh như một hiện tượng sinh hoạt cần thiết của xã hội. Đức quốc xã đã lợi dụng quan điểm này của Hêghen để tiến hành chiến tranh làm bá chủ thế giới.

Dù sao, Hêghen cũng đã để lại cho đời những tác phẩm có giá tri: “Tinh thần hiện tượng học”(1807), “Lôgich học”(1882-1816), “Triết học toàn thư” (bao gồm: “Lôgich”, “Triết học tự nhiên”, “triết học tinh thần”, “Triết học pháp luật”). Sau khi Ông mất, những học trò của Ông còn cho xuất bản tiếp những tác phẩm của Ông: “Những bài giảng về lịch sử triết học” (1833-1836), “Triết học về lịch sử” (1837), “Những bài giảng về mỹ học hay là triết học về mỹ học” (1836-1838).

C.Mác và Ph. Ăng ghen đã sử dụng những cái nhân hợp lý trong triết học Hê ghen là lý luận về sự phát triển và biến hóa; về chuyern hóa từ những thay đổi về số lượng thành những thay đổi về chất lượng, …và loại bỏ những cái gì mà hai ông cho là phi lý trong triết học Hêghen để xây dựng học thuyết khoa học của mình.

Sau khi Hêghen mất, xuất hiện “Phái Hêghen trẻ” (hê ghen cánh tả), “chủ nghĩa Hêghen mới” Chủ nghĩa Hêghen mới đã bổ sung  một số vấn đề lý luận trước đó của Hê ghen. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã phê phán phái Hêghen trẻ, cho rằng, quan điểm của phái này là quan điểm duy tâm.

L.Phơbách (Phoibắc) (1804-1872), người Đức, một nhà duy vật chủ nghĩa thời kỳ trước Mác, đề xướng và bảo vệ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần ở Đức trong nhũng năm 30 và 40 của thế kỷ XIX. Lúc đầu, lý luận triết học của Ông đồng quan điểm với triết học Hê ghen, nhưng dần dần ngả sang chủ nghĩa duy vật sơ khai, mang tính nhân bản chủ nghĩa. Năm 1839, L.Phơbách viết cuốn “Phê phán triết học Hêghen”, phản đối những luận điểm triết học Hêghen. Tuy nhiên, những luận điểm của Ông trong việc phê phán triết học Hêghen không thật sự có sức thuyết phục, còn phiến diện, khi Ông vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen mà không biết rút ra những luận cứ khoa học rất nổi tiếng trong triết học Hêghen, đó là lý luận về sự phát triển và biến đổi. Lý luận triết học của Ông trình bày chưa rõ bước chuyển biện chứng từ cảm giác đến tư tưởng, từ cái cá biệt đến cái chung, không rõ tác dụng của sự trừu tượng trong nhận thức. ông cũng không lý giải được chính hoạt động thực tiễn của con người có một ý nghĩa quyết định trong nhận thức. Lý luận của Ông đều căn cứ vào con người trừu tượng, con người như một sinh vật, con người nói chung, không có sắc thái của con người riêng. Nghiên cứu các tác phẩm của Ông, người ta không thấy Ông đề cập đến con người về phương diện xã hội và lịch sử; không thấy nói dến mối liên hệ huyết thống giữa người với người, coi mối liên hệ ấy mang tính chất thuần túy tự nhiên, như đàn ông và đàn bà. Ông không đề cập đến mối liên hệ giữa người với người là do mối quan hệ của học trong sản xuất và trong hoạt động xã hội quyết định. Ông không quan tâm đến ý nghĩa chính trị, tư tưởng trong tư duy của con người và trong sự tiến bộ xã hội. song, ưu điểm lớn nhất trong triết học của Ông là đã giải quyết một cách duy vật vấn đề khả năng của nhận thức, cảm giác không bao giờ tách chúng ta ra khỏi thế giới khách quan và nối liến chúng ta với thế giới khách quan.

Học thuyết xã hội của L.Phơbách là duy trì hòa bình, các giai cấp đều sống trong hoà bình và như vậy, Ông phủ nhận tính chất giai cấp đối kháng và muốn loại đấu tranh giai cấp ra khỏi đời sống xã hội. Học thuyết của Ông rất coi trọng đạo đức và tình yêu, biểu lộ nổi bật trong quan điểm đạo đức của Ông. Nguyên tắc cơ bản trong học thuyết đạo đức củ Ông là lấy yêu thương yêu lẫn nhau giữa người với người, coi đó là “bản tính tự nhiên” của con người. Ông luận rằng, nguyện vọng cao cả nhất của con người là muốn có hạnh phúc. Nguyên tắc của hạnh phúc theo quan điểm của L. Phơbách là tình thương yêu đằm thắm. ông cho rằng, tình yêu là một môn thuốc “vạn ứng” của con người và cho con người.

C.Mác và Ph. Ăngghen là những người nghiên cứu sâu về L.Phơbách. C. Mác viết cuốn “Luận cương về Phơbách”. Ph. Ăng ghen viết cuốn “Lútvích Phơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, cả hai cuốn sách đều có chung môt hàm ý là mặc dù có những chỗ thiếu sót trong chủ nghĩa duy vật của L. Phơbách, nhưng không làm giảm ý nghĩa lịch sử quan trọng của chủ nghĩa duy vật của L. Phơbách. Chính C.Mác và Ph. Ăngghen  chịu hiều ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật của L. Phơbách trong thời kỳ mà những quan điểm triết học của hai ông đang hình thành. Các Ông đã lấy ra cái “nhân cơ bản” trong triết học của L. Phơbách để phát triển lên thành triết học khoa học. Trong cuốn “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I. Lênin đánh giá cao triết học L. Phơbách, dùng những quan điểm duy vật của L. Phơbách để phê phán những quan niệm duy tâm của triết học Makhơ

.L.Phơbách là một trong những triết gia Đức viết nhiều tác phẩm lý luận triết học. Những tác phẩm chính của Ông là “Phê phán triết học Hêghen”, “Bản chất của đạo Thiên chúa”, “Đề cương mở đầu cho sự cải cách triết học” (1842), “Nguyên lý của nền triết học tương lai” (1843).

C.Mác (1818-1883), người Đức, nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà chính trị, nhà lý luận, nhà cách mạng, nhà triết học, cùng Ph. Ăng ghen sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học. Lúc đầu, Ông bênh vực các quan điểm triết học duy tâm và từ quan điểm triết học duy tâm, Ông đã chuyển sang triết học duy vật; từ lập trường dân chủ sang lập trường cách mạng; từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, việc đánh giá C.Mác phải đặt đúng chỗ của lịch sử, không nên thần thánh hóa C.Mác, coi như C.Mác là người đầu tiên sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật và không hề qua giai đoạn duy tâm, một nhà duy vật từ a đến z. Thật ra, nghiên cứu các tác phẩm của C.Mác, chúng ta thấy Ông đã tiếp thu rất nhiều của các học thuyết trước Ông cả về kinh tế, chính trị, triết học, trong đó có Arixtốt, G.V. Hêghen, L.Phơbách. Song, không được phủ nhận những đóng góp có tính chất lịch sử của Ông về lý luận kinh tế, triết học, đặc biệt về lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Công lớn của C.Mác là cùng với Ph. Ăngghen là hai người đầu tiên đã vạch rõ vai trò lịch sử của giai cấp công nhân thế giới là giai cấp có khả năng thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa cộng sản. C.Mác và Ph. Ăngghen đã trình bày lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học trong tác phẩm :Hệ tư tưởng Đức”, viết năm 1845 và năm 1846.

Cuối năm 1847, đầu năm 1848, C.Mác cùng với Ph. Ăngghen viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (xin được gọi tắt là Tuyên ngôn), xem đây như bản cương lĩnh của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Tuyên ngôn nêu bật vai trò cách mạng trong lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, mà theo C. Mác, là giai cấp sáng tạo ra lịch sử thế giới hiện đại. Tuyên ngôn xác định quy luật cơ bản của sự phát triển của mọi xã hội có tính chất đối kháng: đấu tranh giai cấp. Học thuyết về đấu tranh giai cấp của C. Mác là học thuyết mang tính lịch sử, vì trong lịch sử đã từng diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các giai cấp, thế lực để thôn tính nhau. Xã hội nô lệ đã bị xã hội phong kiến thay thế và ã hội phong kiến đã bị xã hội tư bản thay thế. C.Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, sự diệt vong của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều không thể tránh khỏi. Để cho giai cấp tư sản nhanh chóng diệt vong, giai cấp vô sản chỉ có thể dngf bạo lực để lật đổ. “Vô sản thế giới đoàn kết lại” là khẩu hiệu kêu gọi giai cấp vô sản trong tuyên ngôn.

Tuyên ngôn khẳng định vai trò lãnh đạo, chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản, bộ phận tiền phong của giai cấp công nhân; đưa ra lý luận xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xác lập chế độ sở hữu tập thể; mọi cá nhân có thể phát triển tự do, khoa học, văn hóa nảy nở. “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện để phát triển tự do của tất cả mọi người”; nêu tư tưởng “chuyên chính vô sản’, xem đó là tư tưởng chủ đạo về vấn đề nhà nước.

Tác phẩm chủ yếu của C. Mác là bộ “Tư bản” (khởi thảo từ năm 1859 cho đến khi qua đời vào năm 1883, vẫn chưa viết xong, Ph. Ăng ghen đã viết tiếp phần cuối). C.Mác nói rằng, bộ “Tư bản” là sự nghiệp của cả đời Ông.

Từ trước tới nay vẫn đang còn có những ý kiến khác nhau về bộ “Tư bản”.Cách phân tích về nội dung của bộ “Tư bản” cũng khác nhau. Có người nói rằng, những công thức mà C.Mác viết trong bộ “Tư bản” chỉ ở trình độ toán học phổ thông. Nhưng nhìn chung, các nhà chính trị, các nhà khoa học dã đánh giá khá cao về công trình này của C.Mác. V.I.Lênin đánh giá: Bộ “Tư bản” là “tác phẩm về kinh tế chính trị học vĩ đại nhất trong thế kỷ chúng ta”(11). Bộ “Tư bản” “là một kiểu mẫu về sự phân tích khoa học một hình thái xã hội – phức tạp nhất- theo phương pháp duy vật, một kiểu mẫu được mọi người thừa nhận và không có gì sánh nổi”(12). I.P. Bếchcơ đánh giá: “”Bộ “Tư bản” – đó là lưỡi kiếm của chúng ta, áo giáp của chúng ta, vũ khí tấn công và phòng vệ”(13).

Sự thật thì bộ “Tư bản” của C,Mác bắt đầu từ sự phân tích hàng hóa, quy luật vận động của hàng hóa. Từ sự phân tích hàng hóa. C.Mác trình bày những vấn đề hết sức quan trọng của sản xuất tư bản nói chung. Nó tuần hoàn theo ba hình thái chủ yếu của tư bản: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuát, tư bản hàng hóa. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa, diễn ra sụ chuyển hóa tiền thành tư bản, nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển thành nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, dưa trên sự bóc lột công nhân làm thuê. Giống như bản thân hàng hóa là sự thống nhất giữa giá trị sử dụng (tức khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó ) và giá tri (tức thời gian lao động xã hội cần thiết biểu hiện trong sản phẩm). Quá trình sản xuất ra hàng hóa cũng phải đồng thời biểu hiện quá trình lao dộng và quá trình tạo ra giá trị . Ông luận rằng, cái thứ hàng hóa mà người công nhân bán và nhà tư bản mua chính là sức lao động, tức là năng lực lao động, chứ không phải là bản thân lao động. Giá trị sử dụng của sức lao động là thuộc tính tạo ra giá trị của nó, hơn nữa, nó lại tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động. Giá trị của sức lao động được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa và tiền cho nhà tư bản. mọi quá trình sản xuất không ngừng lặp lại, đó là quá trình tái sản xuất. Nếu giá trị thặng dư bị nhà tư bản tiêu dùng hết, thì đó là tái sản xuất giản đơn, nghĩa là việc lặp lại quá trình sản xuất không thay đổi. Còn tái sản xuất mở rộng chính là sự tích liyx vốn của nhà tư bản để mở rộng sản xuất, tăng cường thêm cường độ bóc lột công nhân. Tư bản càng tích lũy lại, thì những đống của cải to lớn càng dẫn đến sự giàu có, tệ ăn bám, ăn chơi phung phí của giai cấp bóc lột, tăng lên nhanh chóng ở một cực trong xã hội tư bản, trong khi đó, ở cực kia, ách bóc lột, nạn thất nghiệp và cuộc sống không bảo đảm của công nhân tăng lên, dẫn đến mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và hình thức chiếm hữu tư nhân ngày càng trở nên gay gắt. Ông luận chứng vai trò của lao động sống và của tư liệu sản xuất trong quá trình hình thành các giá trị hàng hóa. Tư liệu sản xuất không tạo ra các giá trị mới, chỉ có lao động sống mới là nguồn sinh ra giá trị mới. Ông phân tích sâu sắc hình thài tiền và sự chuyển hóa của tiền thành tư bản. ông phân chia tư bản ra làm hai loại: tư bản bất biến (máy móc) và tư bản khả biến (sức lao động) dể tìm ra mức độ bóc lột của nhà tư bản với công nhân dưới hình thức tỷ số giữa giá trị thặng dư với riêng tư bản khả biến. Tỷ số đó, Ông gọi là tỷ suất giá trị thặng dư, hay tỷ suất bóc lột. Ông nhận định rằng, trong thực tế, tiền công bao giờ cũng thấp hơn tổng  giá trị của sản phẩm do lao động làm thuê tạo ra. Người công nhân tạo ra giá trị những tư liệu cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động trong một phần nhất định của ngày lao động (thời gian lao động cần thiết). trong phần còn lại của ngày lao động (thời gian lao động thặng dư), người công nhân tạo thêm một giá trị ngoài giá trị sức lao động của mình. Ông gọi đó là giá trị thặng dư. Ông nêu luận thuyết về giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối (giá trị này tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản), một luận thuyết như Ph. Ăng ghen nói:”đã gây một ấn tượng giống như tiếng sấm giữa bầu tròi quang đãng”(14). Ông phân tích quan hệ tư bản bóc lột và lao động làm thuê và chứng minh đây là mối quan hệ nhất định trong lịch sử, trước sau nó cũng bị đánh đổ. Ông dưa ra những lý luận về tích lũy (trong đó có tích lũy ban đầu của tư bản), rằng, tích lũy tư bản là kết quả của việc chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản; sự hợp tác, phân công lao động, máy móc và những hậu quả của việc áp dụng máy móc theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Như vậy,giá trị của toàn bộ sản phẩm hằng năm của mỗi một khu vực trong hai khu vực sản xuất xã hội gồm tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) và giá trị thặng dư (m) đã được C.Mác biểu thị bằng ký hiệu: c+v+m= tư bản bóc lột. Toàn bộ giá trị thặng dư do công nhân làm ra biến thành lợi nhuận của các nhà tư bản, mà lợi nhuận đó đã lại được phân chia thành những phần nhất định giữa các nhà tư bản khác nhau và kết quả của sự phân chia đó, nhà tư bản nào cũng có lợi.

Về mặt xã hội, trong bộ sách đồ sộ này, C.Mác đã phân tích sâu sắc toàn bộ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa về mặt lý luạn, quá trình sản xuất của tư bản với tư cách là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông. C.Mác nói rằng, “những người đầu tiên lý giải tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách có phương pháp”(15) chính là những người thuộc phái trọng nông. Phái này đã thực hiện một bước lớn đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề lao động và tư bản trên cơ sở quy luật giá trị, lần đầu tiên trọng lịch sử khoa kinh tế chính trị, họ đã chuyển vấn đề nguồn gốc giá trị thặng dư từ lĩnh vực trao đổi sang lĩnh vực sản xuất. Công lao của C.Mác đã làm phong phú hơn rất nhiều về lý luận giá trị thặng dư, tìm ra quy luật của bóc lột giá trị thặng dư để rồi đưa nó vào thành vấn đề xã hội và phải thay đổi nó bằng cuộc cách mạng xã hội.

C.Mác phân tích sự phát sinh, phát triển của hình thái kinh tế-xã hội, xem đó là quá trình lịch sử tự nhiên, là xã hội hài hòa. Bằng phân tích lý luận, C.Mác đã chứng minh chủ nghĩa tư bản là một hình thức lịch sử, quá đô của nền sản xuất xã hội. Hình thức đó ra đời theo tính tất yếu của quy luật tự nhiên trong một giai đoạn phát triển xã hội nhất định, chứ nó không tồn tại mãi mãi, rồi nó sẽ nhường chỗ cho những hình thức xã hội mới tiến bộ hơn. Ông nói rằng, sau khi đạt tới một mức độ nào đó, hình thái tư bản của sản xuất và phân phối sẽ bị vứt bỏ, dọn chỗ cho một hình thái mới, cao hơn. Cơ sở của quá trình thay đổi có tính chất lịch sử đó của các phương thức sản xuất và phân phối là sự xung đột giữa sự phát triển vật chất của sản xuất và hình thái xã hội, dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông coi đó là tất yếu. Trên cơ sở tìm ra quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa cộng sản là tương lai của sự phát triển xã hội loài người. Ông đã chứng minh rằng, trong một phạm vi nào đó và ở một giai đoạn lịch sử nhất định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hoàn toàn thích hợp với trình độ của lực lượng sản xuất trong giai đoạn đó, kích thích đà phát triển của lực lượng sản xuất, đà phát triển này nhanh hơn đà phát triển trong những hình thái xã hội trước. Tuy nhiên, sự phát triển đó của lực lượng sản xuất tư bản đến lúc mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, sự mâu thuẫn này bùng nổ thành cách mạng xã hội và đến lúc đó, xã hội mới sẽ thay thế xã hội cũ. C.Mác không đưa ra những đường nét chi tiết của một xã hội tương lai, nhưng những ý kiến của Ông về chủ nghĩa cộng sản là những lý luận cơ bản để sau này các đảng cộng sản dựa vào đó mà phát triển lê. Điều quan trọng là ông đã vạch ra những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, giữa tính chất xã hội của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với những kết quả của sản xuất và những biểu hiện của nó như tình trạng vô chính phủ của nền sản xuất xã hội, sự cạnh tranh khốc liệt, những cuộc khủng hảng kinh tế có tính chất chu kỳ, việc sử dụng những thành tựu của khoa học và kỹ thuật vào mục đích chiến tranh,…Tất cả những điều đó đã hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất trong khuôn khổ các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo nên sự bùng nổ về mặt xã hội của quan hệ sản xuất.

Theo Ph. Ăngghen, phương pháp của bộ “Tư bản” hiện lên những luận điểm cơ bản của phép biện chứng duy vật và quan điêm duy vật về lịch sử. còn V.I. Lênin thì nhận định: “Nếu Mác không để lại “lôgich học” thì Ông đã để lại lôgich của bộ “Tư bản”,…Trong bộ “Tư bản”, lôgich, phép biện chứng và lý luận về nhậ thứ,…của chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa đã lấy đi tất cả những gì quý giá ở Hêghen và đã đưa ra những quý giá đó lên phía trước đã được vận dụng vào một khoa học”(16). Nhận xét của V.I. Lênin về bộ “Tư bản” của C.Mác có ý nghjiax về phương pháp luận chung của tác phẩm chủ yếu của C.Mác. Phương pháp của C.Mác trong bộ “Tư bản” là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ giản đơn đến phức tạp, từ quy nap đến cụ thể, từ hiện tượng đến bản chất. Bộ “Tư bản” không chỉ là một tác phẩm kinh tế, mà nó còn là một trong những bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác.

C.Mác đã góp phần phát hiện ra các quy luật tiến hóa của lịch sử loài người, đã sáng tạo ra lý luận cách mạng, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khoa học của các quy luật phát triển xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là một cuôc cách mạng trong lịch sử triết học.

Vì lý luận của C.Mác chứa đựng những nội dung khoa học, cho đến tận ngày nay, nhiều nước vẫn áp dụng chủ nghĩa Mác vào việc xây dựng đất nước mình. Trong trường đại học và viện nghiên cứu của nhiều nước vẫn giảng dạy triết học, kinh tế chính trị học và lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, hiện nay đang nảy sinh những quan điể nhận thức khác nhaub về chủ nghĩa Mác. Đây được xem là vấn đề tất nhiên, vì tình hình hiện nay đã khác nhiều so với thời Mác.

Những công trình nghiên cứu của C.Mác và Ph. Ăngghen hợp thành chủ nghĩa Mác. Theo nhà nghiên cứu Việt Phương, thì Ph.Ăngghen là người đầu tiên nêu thuật ngữ “chủ nghĩa Mác”. Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40n của thế kỷ XIX, khi những nhu cầu của sự hát triển xã hội bùng lên, biểu hiện những hạn chế của chủ nghĩa tư bản; sự thức tỉnh của giai cấp công nhân bắt đầu đứng lên đấu tranh chính trị; những phát minh vĩ đại trong khoa học và kỹ thuật; trình độ nghiên cứu lịch sử và xã hội. Tất cả những cái đó đã đặt ra trước tư tưởng xã hội một nhiệm vụ xây dựng một lý luận mới, thực sự khoa học. C.Mác và Ph. Ăng ghen là những người vạc phương hướng để giải quyết những vấn đề đó.

Ph. Ăngghen (1820-1895), người Đức, nhà khoa học, nhà chính trị, nhà lý luận, nhà triết học, nhà cách mạng, cùng C.Mác đã sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học. Ph. Ăngghen đã bổ sung vào học thuyết Mác nhiều nội dung phong phú. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, giai cấp công nhân không chỉ là gia cấp đau khổ, mà còn là giai cấp có thể tự giúp đỡ chính mình. Ông cũng là người đầu tiên phác thảo ra “những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” và cùng với C.Mác viết ‘Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Ph. Ăngghen có những bài viết, tác phẩm nổi tiếng về lý luận quân sự, lý luận khoa học tự nhiên, toán học, khoa học xã hội.

Một trong những công trình của Ph. Ăngghen được dư luận đánh giá cao là tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” (viết từ năm 1873 đến 1883). Trong tác phẩm này, ông nghiên cứu một cách sâu sắc lịch sử và những vấn đề chủ yếu của khoa học tự nhiên và toán học, nghiên cứu tỷ mỷ những quy luật cơ bản của khoa học tự nhiên và nêu rõ tính biện chứng của những quy luật ấy, làm sáng tỏ ý nghĩa của định luật về bảo tồn năng lượng, chuyển hóa thành chất của năng lượng và Ông gọi đó là quy luật tuyết đối của tự nhiên. Ông phân tích học thuyết Đácuyn về nguồn gốc của các giống vật, vạch rõ những thiếu sót của thuyết đó. Ông chỉ ra những quan niệm siêu hình về tự nhiên, chứng minh một cách chi tiết lý luận duy vật biện chứng về những hình thức vận động của vật chất và lối thoát duy nhất cho khoa học là phải chuyển từ phương pháp siêu hình sang phương pháp biện chứng, làm như vậy sẽ có ảnh hưởng tốt đối với sự tiến bộ của khoa học. Trong tác phẩm này, Ông đặc biệt chú ý đến vai trò của lao động trọng sự hình thành và sự phát triển của con người. Ông phân tích mối quan hệ lẫn nhau của tính tất yếu và tính ngẫu nhiên và tính khách quan của những quy luật tự nhiên. Điểm đạt được trong “Biện chứng của tự nhiên” là đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề phức tạp, rắc rối của khoa học tự nhiên.

Cũng có người nói rằng, “Biện chứng của tư nhiên” không được “biện chứng” lắm. Ở đây, nên hiểu  “Biện chứng của tư nhiên” là những bút ký và những đoạn văn dành để dùng riêng cho cá nhân, nên khi nghiên cứu cần chú ý vấn đề này.

Trong cuộc đời làm khoa học, Ph. Ăngghen dành thời gian và tâm trí nghiên cứu về nhà nước, về chế độ tư hữu và nguồn gốc gia đình. Những vấn đề này đã được Ông trình bày một cách có hệ thống trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.

Ph. Ăngghen phê phán những quan niệm tầm thường trong triết học, không biện chứng về nhân và quả và luận rằng, chính kinh tế đã sản sinh ra những nhân tố lịch sử và nhân tố lịch sử, đến lượt nó, lại tác động vào hoàn cảnh kinh tế. Ông đã làm sáng tỏ tác động qua lại giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; chỉ ra những đặc điểm riêng biệt của sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật.

V.I. Lênin (1870-1924), người Nga, nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà lý luận, nhà triết học , người đã bổ sung vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác nhiều nội dung phong phú về vấn đề dân tộc và thuộc địa; kiến trúc sư cách mạng Tháng Mười Nga, một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Nhà nghiên cứu Việt Phương cho rằng: “Lênin trước nhất là hoạt động chính trị, nhà hoạt động cách mạng, là nhà lý luận, đã vận dụng lý luận Mác trong giai đoạn mới của lịch sử, tức là những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Về kiến thức và hoạt động khoa học, thì không bách khoa và không có những thành tựu lớn như mác. Tuy nhiên, Lucác, một trong những nhà lý luận lớn khác của trào lưu Mác, đã có một câu đánh giá rất cao Lê nin là nhà lý luận duy nhất ở tầm của Mác”(17).

Tiếp tục phát triển lý luận của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đã vạch ra một cách đúng đắn con đường mà cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phải theo, xác định gia cấp công nhân đóng vai trò lự lượng cách mạng tiền phong trong xã hội. V.I. Lênin ra sức bảo vệ lý luận chủ nghĩa Mác, bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. C.Mác nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc, mà theo V.I. Lênin, đó là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản. V.I. Lênin phát hiện ra sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ đé quốc chủ nghĩa và kết luận chủ nghĩa xã hội có khả năng thắng lợi trước hết trong một nước riêng rẽ và chủ nghĩa xã hội không có khả năng thawnngs lợi cùng một lúc trong tất cả các nước hay phần lớn các nước tư bản. V.I. Lênin bổ sung vào học thuyết của Mác về vai trò của giai cấp nông dân, xem đó là bạn đồng minh của giai cấp công nhân. V.I. Lênin xác định quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng dân chủ tư sản và chủ trương tiến hành cách mạng dân chủ tư sản biến thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông đưa ra một lý luận mới về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng này do giai cấp công nhân và giai cáp nông dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Lý luận về liên minh công nông tạo thành lực lượng và động lực chủ yếu của cách mạng

C.Mác và Ph Ăngghen viết “tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, thì V.I. Lê nin đã thảo ra Cương lĩnh cách mạng của đảng mác xít (cương lĩnh của Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga), Nêu những lý luận mới về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Những quan điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, lần đầu tiên được ghi vào Cương lĩnh. Lần đầu tiên trong lịch sử chủ nghĩa Mác, V.I. Lênin nêu những nguyên tắc xây dựng đảng mác xít, bổ sung vào học thuyết về Đảng Cộng sản theo quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen. Ông đã thuyết trình những quan niệm mới về quan hệ giữa cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa ; xác định quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng dân chủ tư sản, biến cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay các xô viết”.

V.I. Lênin là người biết điều chỉnh đường lối, chính sách, khi đường lối, chính sách đó không còn phù hợp, trong đó có chính sách kinh tế mới, cho rằng, từ nước Nga, chính sách kinh tế mới sẽ nảy nở nước Nga xã hội chủ nghĩa.

Nội dung của chính sách kinh tế do V.I. Lênin vạch ra là : Xã hội điều tiết nền kinh tế; Nhà nước tác động đến quan hệ thị trường giữa kinh tế hàng hóa công nghiệp và kinh tế hàng hóa tiểu nông; Sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước nhằm phục vụ lợi ích xây dựng chủ nghĩa xã hội; Củng cố sự liên minh công nông trong nền kinh tế; Thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế; Cho phép tự do sản xuất hàng hóa và tự do mua bán, quan hệ hàng hóa, tiền tệ; sử dụng các hình thức quan hệ hàng hóa giữa thành thioj và nông thôn; “ăn ở thuận hòa” với tất cả các loại hình kinh tế, không có sự phân biệt đối xử; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, thay cho chyế độ hành chính, bao cấp kinh tế; Thay thế chế độ trưng mua lương thực thừa bằng thuế lương thực.

Chính sách kinh tế mới NEP do V.I. Lênin đề xướng và tổ chức thực hiện từ năm 1918 đến năm 1920, khi nước Nga bắt đầu nội chiến và sự can thiệp bằng quân sự từ nước ngoài vào Nga. Thay bằng chính sách kinh tế mới là chính sách “chủ nghĩa cộng sản thời chiến”. Năm 1921, Đại hội X của Đảng Cộng sản (B) Nga, tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô, thông qua nghị quyết khôi phục chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chủ nghĩa Lênin mang yếu tố “Nga”. Xét dưới góc độ khoa học, chủ nghĩa Lê nin không chỉ mang yếu tố Nga, mà còn mang cả yếu tố quốc tế, vì trong học thuyết của Ông bàn nhiều đến vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.

V.I. Lênin là người kiên quyết bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. Với V.I. Lênin, vấn đề đặt ra không chỉ là “vô sản thế giới đoàn kết lại”, mà còn là “vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.

Thuật ngữ “chủ nghĩa Lênin” xuất hiện lần đầu trong tác phẩm của I.X. Xtalin: “Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin” xuất bản năm 1924. Thuật ngữ “chủ nghĩa Mác-Lênin” cũng xuất hiện lần đầu trong tác phẩm này.

Hồ Chí Minh (1890-1969), người Việt Nam, nhà cách mạng, nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà sáng tạo lý luận, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ, nhà hoạt động thực tiễn, người có công lớn trong sự nghiệp đấu trang giải phóng các dân tộc bị áp bức, nghèo khổ trên toàn thế giới, trong đó, chủ yếu là dân tộc Việt Nam. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Cương lĩnh năm 1991), được Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991) thông qua, khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh có những sáng tạo gì?

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc xác định cách mạng là đổi mới.

“Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”(18). Với định nghĩa này thì không nhất thiết “cách mạng” đồng nghĩa với “cộng sản”. Một công dân sống trong một chính thể nhà nước nếu làm được việc đổi cái cũ, lạc hậu sang cái mới, tiến bộ đều là nhà cách mạng. Một người cộng sản không nhất thiết cứ phải là người cách mạng nếu người đó không biết đổi cái cũ, lạc hậu ra cái mới, tiến bộ.

Nguyễn Ái Quốc đánh giá Galilê (1564-1642), người Italia, là nhà khoa học cách mạng, vì đã chứng minh được Trái đất hình tròn (không phải hình vuông) và nó quay chung quanh Mặt trời; Stêphenxông là nhà cơ khí cách mạng, vì đã chế tạo ra được xe lửa; Với S. Đácuyn 91809-1882), người Anh, là nhà “cách vật cách mệnh”(sinh vật cách mạng), vì Ông đã khám phá ra nguồn gốc và sự phát triển của các giống vật (động vật và thực vật). Với C.Mác (1818-1883), người Đức, Njguyeenx Ái Quốc đánh giá là nhà “kinh tế học cách mệnh”…(19).

Sự nhìn nhận cách mạng là đổi mới, Hồ Chí Minh đã làm thay đổi quan điểm nhận thức về cách mạng.

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự lựa chọn con đường cứu nước.

Hồ Chí Minh cứu nước bằng con đường giải phóng nhằm làm thay đổi hẳn chế độ thực dân, phong kiến, thiết lập nền cộng hòa theo xu hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là chỗ khác nhau rất cơ bản về ý thức hệ giữa phương pháp cứu nước của Hồ Chí Minh với phương pháp cứu nước của Minh Trị, M.Găngđi, Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sưn), Xucácnô và phương pháp cứu nước của các sĩ phu Việt Nam đương thời.

Sau khi cân nhắc, cuối cùng, Nguyễn Tất Thành(20) lựa chọn hướng đi sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ, khoa học và kỹ thuật hiện đại. sau này, Người kể lại: “Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên, tôi đã được nghe những từ Pháp tự do, bình đẳng, bác ái. Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu sau những từ ấy”(21). Sự lựa chọn này là khách quan, đúng đắn, chứng tỏ Hồ Chí Minh có cái nhìn hoàn toàn độc lập về thời cuộc. Về khoa học, kỹ thuật, dân chủ ở phương Tây hồi cuối thế kỷ XIX, dầu thế kỷ XX hơn hẳn phương Đông. Phương Đông lúc này vẫn chìm trong đêm tối mịt mùng. Sống dưới chế độ thực dân, phong kiến, phương Đông hoàn toàn không có dân chủ và cho đến bây giờ, dân chủ ở phương Đông vẫn còn nhiều việc phải bàn, phải làm. Việt Nam có truyền thống của chủ nghĩa yêu nước hàng nghìn năm, nhưng chưa có truyền thống dân chủ, vì gần một thế kỷ bị thực dân, đế quốc cai trị, cho nên không có dân chủ. Mãi đến Cách mạng Tháng Tám thành công, nền dân chủ cộng hòa mới được Hồ Chí Minh mở ra. Vì vậy, vấn đề dân chủ ở Việt Nam phải được tiếp tục hoàn thện theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ”(22).

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc nắm bắt nhanh nhạy chủ nghĩa Lênin và từ chủ nghĩa Lênin, Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để đề ra đường lối đúng đắn theo một tư tưởng nhất quán.

Trên internet, tên miền, có người cho rằng, thời buổi kinh tế thị trường mà còn nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin là lạc hậu. Ở đây, tôi nghiên cứ với góc cạnh lịch sử và lô gich, cho nên cái gì thuộc về lịch sử thì nó phải được đối xử như chính lịch sử. Ph. Ăngghen nói cái gì đã là khoa học, thì phải đối xử với nó như một khoa học.

Nguyễn Ái Quốc có linh khiếu chính trị đặc biệt, Người nắm bắt nhanh nhạy Luận cương của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, vì Người xét thấy Luận cương đó phù hợp với đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam, cũng là phù hợp với ý tưởng của Người, cho nên Người tán thành Luận cương đó và quyết định đi theo phương hướng này. Sau này, Nguyễn Ái Quốc không dừng lại ở đường lối của V.I. Lênin, mà Người đã sáng tạo ra nhiều luận điểm quan trọng về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở phương Đông và Việt Nam mà V.I. Lênin chưa nói đến. Thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là tư tưởng ớn của Hồ Chí Minh.

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc Người rất kiên quyết và sớ đưa chủ nghĩa xã hội vào các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Người Việt Nam đầu tiên nói đến “chủ nghĩa xã hội”(23) là Nguyễn Ái Quốc. Bản thân Nguyễn Ái Quốc lúc đầu là đảng viên Đảng Xã hội Pháp 9nawm 1919, có tài liệu viết năm 1918). Qua hoạt động trong Đảng, Người dần dần nhận ra một số mặt hạn chế về đường lối của Đảng này, vì nó không nói đến việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua (Pháp) từ ngày 25 đến ngày 30-2-1920), thảo luận vấn đề Đảng nên gia nhập Quốc tế ba (Quốc tế Cộng sản) hay ở lại Quốc tế hai (Liên minh Quốc tế của các đảng xã hội và đảng cộng sản)? Lúc này, trong Đảng Xã hội Pháp, nguyenx Ái Quốc là một đảng viên, nổ ra những cuộc tranh luận rất gay gắt về đường lối của Quốc tế hai và đường lối của Quốc tế ba. Đường lối của Quốc tế hai lúc này là đường lối của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Đường lối của Quốc tế ba lúc này là đường lối của chủ nghĩa xã hội khoa học. không ít đảng viên trong giới lãnh đạo Đảng Xã hội Pháp đã đứng ra bảo vệ cho đường lối của Quốc tế hai. Nhưng đa số vẫn tán thành theo đường lối của Quốc tế ba. Kết quả bỏ phiếu: có 3.208 phiếu tán thành gia nhập Quopocs tế ba, 1.022 phiếu chống lại. Những phiếu chống lại là những phiếu tán thành đường lối của Quốc tế hai. Trong những lá phiếu tán thành gia nhập Quốc tế ba, có lá phiếu của Nguyễn Ái Quốc. Những người tán thành Quốc tế ba (trong đó có Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Đông Dương) nhóm họp riêng, quyets định sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp vào tháng 12-1920.

Việc chủ trương đưa chủ nghĩa xã hội vào những nước thuộc địa và phụ thuộc là bước ngoặt về tư tưởng, bước đột phá tư duy của Nguyễn Ái Quốc, chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc muốn thay đổi hình thái ý thức xã hội cho các nước thuộc địa và phụ thuộc. “Cách nhìn xa trông rộng, sắc bén, đầu óc tỉnh táo và tính nhạy cảm cách mạng là những yếu tố làm cho Người, trước những vấn đề phức tạp của lịch sử lúc đó, nhận ra ngay được cái chính phải làm để cứu nước”(24). Với Người, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây duwnghj chủ nghĩa xã hội như là một nhân tố phục hòi và nâng cao phẩm giá, lương tâm, danh sự, cuộc sống của các dân tộc bị áp bức.

Có ba chặng mốc mang ý nghĩa lịch sử, ghi đậm dấu ấn của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp, thuộc địa, trong đó có Việt Nam: 1) Năm 1920,. Phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp (ngày 26-2-1920), Nguyễn Ái Quốc nói: “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa”(25). Nguyễn Ái Quốc là người châu Á đầu tiên tuyên bố về vấn đề này. 2) Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam 9ngayf 11-2-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Mục đích trước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, giành lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện dể tiến lên chủ nghĩa xã hội”(26). 3) Trong Diễn văn khai mạc Đại hội III Đảng Lao động Việt Nam (ngày 5-9-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đại hội lần thứ II là Đại hội kháng chiến, Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủi nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà” (27). Đây là tư tưởng nhất quán của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội suốt từ năm 1920 cho đến khi Người qua đời vào năm 1969.

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc gắn kết vấn đề độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giai cấp với dân tộc, dân tộc với dân chủ, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giai cấp với dân tộc, dân tộc với dân chủ, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa luôn luôn hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau. Hồ Chí minh đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, nhưng không quay về với chế độ phong kiến Việt nam, mà đi theo xu hướng của một nền cộng hòa dân chủ. Tuy nhiên, Người cũng không dừng lại ở một nền cộng hòa dân chủ, mà tiến thêm một bước nữa là đi con đường của chủ nghĩa xã hội . Người lấy lý luận của chủ nghĩa xã hội làm cơ sở để đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc tạo dựng nước Việt Nam mới, dân chủ, cộng hòa.

Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nói đến một nước Việt Nam mơi trong tương lai. Trong “Yêu sách của nhân dân An Nam”(ngày 18-6-1919) gửi Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc đòi những nước lớn phải trả lại quyền dân tộc, dân chủ và tự do cho nhân dân Việt Nam. Đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đè độc lập cho Việt Nam, dựng ra chính phủ công nông binh. Ngày 2-9-1945, trong “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giư vững quyền tự do độc lập ấy”(28). Cùng với chủ trương xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa, Người quyết định lấy yên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Khi nước nhà đã giành được độc lập, Người thiết lập ngay một Chính phủ của nước Việt Nam dộc lập với bộ máy hành chính thật gọn, nhẹ để giải quyết vấn đề lương thực; giáo dục; dân chủ (tổng tuyển cử tự do); chống tham ô và các tệ nạn tiêu cực khác; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tự do tín ngưỡng. Đây tòan là những vấn đề dân sinh, dân chủ. Khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền nhân dân được thành lập, Người định ra những chủ trương rất thiết thực nhằm xây dựng nước Việt Nam mới, dân chủ, cộng hòa. Người tuyên bố: “Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân”(29). Với Hồ Chí Minh, Nhà nước bao giờ cũng phải là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân”(30), “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”(31). Tư tưởng rất quan trọng của Người là “tất cả quyền lục trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân”(32).

Trong công tác của các cơ quan công quyền, Hồ Chí Minh nói nhiều đến vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức với tinh thần vì nhân dân mà phục vụ. Người nói: “Đối với dân chúng, phải cẩn thận, phải giúp đỡ họ mọi việc, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu”(33).

Hồ Chí Minh xuất phát từ tấm lòng phục vụ nhân dân, nên mới đề xuát được những tư tưởng về Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lớn lao như vậy.

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, vì một nền hòa bình và dân chủ.

“Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”(34) là tư tưởng mang tính tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh. Sở dĩ đưa ra tư tưởng này, vì ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, “đó là sự biệt lập”(35). Vì vậy, vấn đề đoàn kết các dân tộc phương Đông để duy trì một nền hòa bình chung là vấn dề sống còn của các dân tộc phương Đông.

Với dân tộc Việt Nam, vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết các lực lượng nhân dân, tạo thành một khối vững chắc trong sự nghiệp giải phóng dận tộc là rất cần thiết. Hồ Chí Minh nói: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”(36).

Sáng tạo tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh thể hiện ở sự gắn kết giữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Xây dựng và bảo vệ tổ quốc là tư tưởng mang tính song hành của Hồ Chí Minh. Hai vấn đề này gắn kết thành một khối vững chắc, không được tách rời nhau. Xây dựng để tăng thêm sức bảo vệ và bảo vệ để củng cố xây dựng.

“Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm”(37) là tổng hợp cao nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc nhìn nhận vấn đề thời đại.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề thời đại. Người ra đi tìm đường cứu nước để xem vấn đề thời đại và từ thời đại để soi vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời đại là rõ ràng và thiết thực: Thời đại của chúng ta là “thời đại mới”(38), độc lập, tự do cho các dân tộc, thời đại hòa bình, dân chủ, tiến bộ, phát triển trên toàn thế giới(39).

Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản.

Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam được kết hợp bởi ba yếu tố: chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước. V.I. Lênin cho rằng, sự ra đời của Đẩng Cộng sản được kết hợp bởi 2 yếu tố: chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Hồ Chí Minh sáng tạo thêm yếu tố thứ ba là phong trào yêu nước. Yếu tố thứ ba này hoàn toàn phù hợp với phương Đông và Việt Nam.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến quan điểm vì nhân dân, phục vụ nhân dân của Đảng. Đảng phải thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức chiến đấu và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng là hiện thân của trí tuệ, đạo đức, văn minh, dân chủ, công bằng; cán bộ, đảng viên của Đảng phải là những con người có tư cách, nhân cách, tác phong công tác và ứng xử văn hóa.

(Bài in trong sách “Làm thư ký công việc nghiêm túc và đáng quý” của Việt Phương và Đức Vượng, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2007, từ trang 42 đến trang 156, phần 1 từ trang 42 đến trang 93)

-----------------------------------------

(1). Có người nói “lý luận, lý thuyết”, “thực tiễn, thực tế” là khác nhau về ý nghĩa và nội dung, tôi thì cho rằng “lý luận, lý thuyết” là một, “thực tiễn, thực tê” là một. Vấn đề này cần được trao đổi thêm cho sáng tỏ (Đức Vượng).
(2). Ph. Ăng ghen: Biện chứng của tự nhiên, bản tiếng Pháp, Mátxcơva, 1952, tr 185.
(3). V.I. Lênin: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, bản tiếng Pháp, Mátxcơva, 1952, tr 156.
(4). Từ trước tới nay, trong nghiên cứu lý luận thường cho là duy tâm trái với duy vật. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, duy tâm đạt đến trình độ cao thì tiến sát đến duy vật..
(5) Thời Platôn chưa có công nghiệp, nên chưa xuất hiện giai cấp công nhân, nên Ông xếp nông dân và thợ thủ công là lực lượng sản xuất chính.
(6). V.I.Lênin: Toàn tập,tập 23, bản tiếng Nga, tr29.
(7).V.I.Lênin: Bút ký triết học, bản tiếng Nga, tr304.
(8). C.Mác: Tư bản, bản tiếng Pháp, Paris, quyển 1, tập 2, tr 100.
(9). Ph. Ăngghen: Chốg Đuyrinh, bản tiếng Pháp, Paris, tr 52.
(10). V.I. Lênin: Bút ký triết học, bản tiếng Nga, tr 264.
(11). V.I. Lênin: C.Mác, Ph. Ăngghen, bản tiếng Pháp, Mátxcơva, 1954, tr 51.
(12)V.I. Lênin: Những người “bạn dân” là thế nào…,, bản tiếng Pháp, Mátxcơva, 1954, tr 18,19.
(13). Câu nói này của I.P.Bếchcơ, in trong tác phẩm “:C.Mác tiểu sử”, tập 2, Viện Mác-Lênin Liên Xô biên soạn. Nxb Chính trị Mátxcơva, 1968, bản dịch NXB Khoa học xã hội Việt Nam, 1975, tr 88.
(14).Xem “C.Mác tiểu sử”, tập 2, đã dẫn, tr 119.
(15).C.Mác, Ph Ăngghen: Toàn tập, tập 34, tr 33.
(16). V.I.Lênin: Toàn tập, bản in lần thứ 5, tiếng Nga, tr29, tr301.
(17). Bài nói của Nhà nghiên cứu Việt Phương, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 2-5-2007..
(18). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 263.
(19). Xem “Đường cách mện” xuất bản lần đầu năm 1927, Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 263.
(20). Tên khai sinh của Người là Nguyễn Sinh Cung, năm 1901, Người lấy tên là Nguyễn Tất Thành, năm 1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Năm 1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh,…
(21).Theo O. Manđemstam: Thăm một chiến sĩ cộng sản – Nguyễn Ái Quốc, báo “Đốm lửa” (xuất bản ở Liên Xô), số 39, ngày 23-12-1923.
(22). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 698.
(23). Xem “Hồ Chí Minh Toàn tập”, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 23.
(24). Nguyễn Khánh Toàn: Bác Hồ của chúng ta, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr 24.
(25). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 23.
(26). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 174.
(27)..Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 174
(28).Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 4..
(29). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, đã dẫn, tr 592..
(30)). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, đã dẫn, tr 590..
(31). Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, đã dẫn, tr 592.
(32).Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, đã dẫn, tr 590.
(33).Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 148.
(34).Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 183.
(35).Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, đã dẫn, tr 263.
(36).Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, đã dẫn, tr 20.
(37).Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 202.
(38).Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 224..
(39).Hồ Chí Minh đã nhiều lần định nghĩa về thời đại, xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, các tr 174, 282, 307 và các tập khác. Trong những định nghĩa của Hồ Chí Minh về thời đại, chúng tôi thấy không có định nghĩa nào của Người giống với định nghĩa về thời đại trong Tuyên bố chung của 81 đảng cộng sản và đảng công nhân họp tại Mátxcơva, 1960.