Mới cập nhật

Chùa Hương

Điều hấp dẫn của Chùa Hương là cảnh núi cao, rừng thẳm, suối dài được kết hợp hài hòa, xếp đặt tài tình giữa một đồng bằng ruộng lúa xanh tươi.

011b5

Kiến trúc chùa Hương
Kiến trúc chùa Hương

Vài nét về chùa Hương

Khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương (Hương Sơn) cách Hà Nội gần 70km về phía Tây Nam, thuộc huyện Mỹ Đưa, tỉnh Hà Tây. Từ Hà Nội đi ô tô qua thị xã Hà Đông, tới Vân Đình, đến bến Đục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền trên dòng suối Yến Vĩ chừng 3km là đến đường bộ vào chùa. Ai không muốn ngồi thuyền thì đã có đường bộ xuyên qua rừng mơ.

Hội Chùa Hương hàng năm bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán, kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Từ cụ già sáu, bảy chục tuổi đến em nhỏ được bố mẹ cõng trên lưng đều nô nức đi hội. Gặp nhau trên đường vào chùa, tất cả đều chào nhau bằng câu niệm Phật: “A – di –đà – Phật”.
Thăm động đẹp nhất trời Nam

Hương Tích, "động đẹp nhất trời Nam".
Hương Tích, “động đẹp nhất trời Nam”.
Nếu chỉ đi chương trình một ngày, du khách hãy thăm động đẹp, nổi tiếng nhất, đó là: động Hương tích. Thế kỷ XVII chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động, đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động “Nam thiên đệ nhất động” (Động đẹp nhất Trời Nam). Động được tìm thấy cách nay hơn 2000 năm. Bước vào động, một cảnh sắc kỳ diệu hiện ra trong ánh sáng huyền ảo. Chính giữa động có pho tượng Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là nhũ đá tạo thành những hình cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi cô, núi cậu,… và đây là tòa Cửu Long hình chín con rồng nhũ đá long lanh ánh biếc đang châu đầu xuống trần thế….

Lễ hội trong động Hương Tích.
Lễ hội trong động Hương Tích.
9Người Việt Nam ham thích đi Chùa Hương để lễ Phật cầu phúc và để được hòa mình với thiên nhiên cao rộng.

Theo Viser