Kỷ niệm lần thứ 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2025)
Chủ
tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt
GS,TS Đàm Đức Vượng
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, tại quê
ngoại là làng Hoàng Trù (làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; quê nội là làng Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, trong một gia đình trí thức, nguồn gốc nông dân. Người sinh ra
trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan. Đồng bào của Người đã phải chịu bao cảnh đau
thương tang tóc bởi gót giày đinh của chế độ thực dân Pháp giày xéo. Chính vì
lẽ đó mà có biết bao cuộc nổi dậy của các nhà yêu nước chống xâm lược Việt
Năm 1901, Người lấy tên là Nguyễn Tất Thành, chứng kiến những cuộc thất bại sau khởi nghĩa của các bậc sĩ phu tiền bối yêu nước Việt
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến
Cảng Nhà Rồng, Sài Gòn, xuống tàu biển Amiran Latútsơ Trêvinlơ (Amiral Latouche
Tresville), mở đầu cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước. Người đã đi qua nhiều
nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi và nước Mỹ.
Năm 1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc cùng một số người Việt Nam yêu nước lúc ấy đang ở Pháp, ký tên vào bản
“Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi những người tham dự Hội nghị Vécxây (còn gọi
là Hội nghị Hòa Bình Pari) đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam (Việt
Nam).
Tại Pari, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc
bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa” (gọi tắt là Luận cương) của V.I.Lênin trình bày tại Đại hội II (họp năm
1920) của Quốc tế Cộng sản. Ngoài văn kiện quan trọng này, Người còn nghiên cứu
một số tác phẩm của C.Mác, trong đó có bộ “Tư bản”. Sau khi đọc Luận cương của
V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc mình.
Luận cương đã gợi mở cho Người một đường lối cứu nước mới. Đây là bước rẽ ngoặt
về tư tưởng của Người: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đây,
Người bước trên con đường cách mạng đầy chông gai và thử thách.
Điểm xuất phát của Nguyễn Ái Quốc trên
con đường cách mạng bao giờ cũng bắt đầu từ chủ nghĩa yêu nước, và từ chủ nghĩa
yêu nước, Người đã tìm ra con đường cứu nước.
Tại Pháp, Người sáng lập báo “Người
cùng khổ” (Le Paria) và báo “Việt
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng
lập “Hội Liên hiệp thuộc địa” và tham gia thành lập “Ban Nghiên cứu thuộc địa”
của Đảng Cộng sản Pháp. Quan điểm của Người là Hội Liên hiệp thuộc địa và Ban
Nghiên cứu thuộc địa phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước thuộc địa tìm ra con
đường giải phóng phù hợp của mỗi nước và đi đến thắng lợi. Người rất say mê bàn
về vấn đề thuộc địa và giải phóng thuộc địa, trong đó có vấn đề giải phóng dân
tộc Việt
Ngày 25-12-1921, Nguyễn Ái Quốc dự Đại
hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Pháp, họp tại thành phố Cảng Mácxây,
Pháp, với tư cách là đại biểu chính thức do Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng
cử. Tại phiên họp thứ 9 của Đại hội diễn ra vào ngày 29-11-1921, thay mặt những
người biên soạn, Nguyễn Ái Quốc đọc dự thảo “Nghị quyết về chủ nghĩa cộng sản
và các thuộc địa”, chỉ ra sự cần thiết trong một thời gian ngắn nhất phải tạo
ra được phong trào đối kháng mang tinh thần cộng sản, chống chủ nghĩa tư bản và
hai hình thức đặc biệt của nó là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt và chủ
nghĩa pháo thuyền ở các nước thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập ra
Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên ở Đông Dương.
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên
Xô với mục đích là để gặp gỡ những chiến sĩ cộng sản quốc tế đang làm việc
trong cơ quan của Quốc tế Cộng sản, đồng thời, muốn tìm hiểu về Cách mạng tháng
Mười Nga, muốn gặp V.I.Lênin1, người sáng lập Quốc tế Cộng sản và
muốn học thêm lý luận. Tại Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc làm việc ở Ban Phương Đông,
Quốc tế Cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V Quốc tế
Cộng sản diễn ra tại Mátxcơva, Liên Xô diễn ra từ ngày 17-6-1924 đến ngày
8-7-1924. Tại Đại hội này, Người phát biểu về vấn đề quốc tế cộng sản, vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa, vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc về đến
Quảng Châu, Trung Quốc để chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra
đời của của một đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam. Tại Quảng Châu, Người đã
mở các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên, công nhân, nông dân sang học.
Cũng tại Quảng Châu, Người đã sáng lập “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”
(Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội , gọi tắt là Thanh niên) mà hạt
nhân bên trong của tổ chức này là Cộng sản Đoàn.
Hoạt động tại Quảng Châu đến năm 1927,
Nguyễn Ái Quốc lại trở lại Liên Xô hoạt động với tư cách là cán bộ của Quốc tế
Cộng sản.
Sau cuộc hành trình trải qua nhiều
nước, vào một ngày của tháng 7-1928, Nguyễn Ái Quốc tới nước Xiêm (Thái Lan) để
xây dựng các cơ sở Việt kiều yêu nước tại Xiêm. Tại Xiêm, có thời gian, Người
đã sang Lào, xây dựng cơ sở Việt kiều yêu nước ở Lào.
Từ Xiêm, Người đến Hồng Kông chủ trì
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930.
Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt
Sau Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái
Quốc dự Hội nghị Trung ương tháng 10-1930, thảo luận và thông qua Luận cương
chính trị do Trần Phú khởi thảo, nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là
chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có
ruộng. Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt
Ngày 6-6-1931, Nguyễn Ái Quốc bị nhà
cầm quyền Anh bắt giam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Từ ngày 31-7-1931 đến ngày
12-9-1931, Tòa án Hương Cảng mở 9 phiên xét xử Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc),
được luật sư người Anh F.H. Lôdơbi (Lôdơbai – Francis Henry Loseby) ra sức bào
chữa cho Người và Người cũng đã kháng án lên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh ở
Luân Đôn. Vì vậy, Người đã được ra tù.
Ra tù, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, vào
học Trường Đại hội mang tên Lênin. Ngoài ra, Người còn vào học nghiên cứu sinh
của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Viện này nằm trong Trường
Đại học Phương Đông.
Đại hội I của Đảng, tháng 3-1935, bầu
(vắng mặt) Nguyễn Ái Quốc là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ ngày 25-7-1935 đến ngày 21-8-1935,
tại Mátxcơva, Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại biểu Ban phương Đông,
Quốc tế Cộng sản và Người cũng nằm trong danh sách Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản
Đông Dương đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản2.
Ngày 8-2-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về
Việt
Ngày 13-8-1945, Nguyễn Ái Quốc lấy tên
là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của
những người Việt
Ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh được trả
lại tự do.
Ngày 20-9-1944, Hồ Chí Minh trở về Việt
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày
14 đến ngày 15-8-1945, tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Hôm
khai mạc, vì ốm, Hồ Chí Minh không đến dự Hội nghị, nhưng Tồng Bí thư Trường
Chinh và những người có trách nhiệm đều đến báo cáo với Người. Hội nghị quyết
định Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay Nhật xâm lược Đông Dương và những phần tử làm tay sai cho Nhật,
trước khi quân Đồng minh vào Việt
Đại hội quốc dân Tân Trào họp từ ngày
16 đến ngày 17-8-1945, tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đại
hội nhất trí cao chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông
qua Lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh và tán thành 10 chính sách lớn của
Việt Minh. Đại hội quy định Quốc kỳ là cờ đỏ, giữa có sao vàng năm cánh. Quốc
thiều là bài Tiến quân ca và cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm
Chủ tịch.
Cách mạng tháng Tám năm 1945, khởi nghĩa bùng nổ trong cả nước. Hà Nội khởi nghĩa vào ngày 19-8-1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn và Tổng Bí thư Trường Chinh là kiến trúc sư của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
“Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tuyên bố
Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thực tế đã trở thành một nước Việt
Nam tự do, độc lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh
đạo thành công hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đất nước thống nhất
và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lý luận
gắn với hoạt động thực tiễn. Trong lý luận, Người đã để lại nhiều tác phẩm rất
có giá trị, như “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Đường Kách mệnh (1927),
“Sửa đổi lối làm việc” (1947)… Bộ “Hồ Chí Minh Toàn tập” (15 tập) là di sản
chính trị, lý luận, khoa học quý báu của Đảng và dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 2-9-1969,
tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.
2.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những có những sáng tạo lớn, mang tính cách
mạng và khoa học:
Một
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc xác định cách
mạng là đổi mới
“Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái
mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”3. Với định nghĩa này thì không nhất
thiết “cách mạng” đồng nghĩa với “cộng sản” mà là đồng hành với cộng sản. Một
công dân sống trong một chính thể nhà nước nếu làm được việc đổi cái cũ, sang
cái mới, tiến bộ đều là nhà cách mạng. Một người cộng sản không nhất thiết cứ
phải là người cách mạng nếu người đó không biết đổi cái cũ, lạc hậu ra cái mới,
tiến bộ.
Sự nhìn nhận cách mạng là đổi mới, Hồ
Chí Minh đã làm thay đổi quan điểm nhận thức về cách mạng.
Hai
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện sự lựa chọn con đường cứu nước kiểu mới
Hồ
Chí Minh cứu nước bằng con đường giải phóng dân tộc nhằm thay đổi hẳn chế độ
thực dân, phong kiến, thiết lập nền cộng hòa theo xu hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt
Ba
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc nắm bắt nhanh
nhạy chủ nghĩa Lênin, Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -–
Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Giác ngộ cách mạng đầu tiên của Nguyễn
Ái Quốc là được đọc “Luận cương của V.I.Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc
địa” và từ chủ nghĩa Lênin, Người đã “nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm
công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi cách nô lệ”5.
Nguyễn Ái Quốc có linh khiếu chính trị
đặc biệt. Người nắm bắt nhanh nhạy Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa, vì Người xét thấy Luận cương đó phù hợp với đường lối giải
phóng dân tộc Việt Nam, cũng là phù hợp với ý tưởng của Người, nên Người đã tán
thành Luận cương đó và quyết định đi theo phương hướng này. Sau này, Nguyễn Ái
Quốc không dừng lại ở đường lối của V.I.Lênin, ở chủ nghĩa Mác – Lênin, mà
Người đã sáng tạo ra nhiều luận điểm quan trọng về cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc ở phương Đông và Việt
Bốn
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận lớn của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc Người rất
kiên quyết và sớm đưa chủ nghĩa xã hội vào các nước thuộc địa và phụ thuộc
Người Việt
Việc chủ trương đưa chủ nghĩa xã hội
vào các nước thuộc địa và phụ thuộc là bước rẽ ngoặt về tư tưởng, bước đột phá
tư duy của Nguyễn Ái Quốc, chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc muốn thay đổi hình thái ý
thức xã hội cho các nước thuộc địa và phụ thuộc. Với Người, cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội như là một nhân tố phục hồi và nâng
cao phẩm giá, lương tâm, danh dự cuộc sống của các dân tộc bị áp bức.
Năm
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc gắn kết vấn đề
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giai cấp với dân tộc, dân tộc với dân
chủ, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người
Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội, giai cấp với dân tộc, dân tộc với dân chủ, giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, chủ nghĩa
yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế luôn hòa quyện vào nhau, không tách
rời nhau. Hồ Chí Minh đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, nhưng không quay về
với chế độ phong kiến Việt
Sáu
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc tạo dựng nước
Việt
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nói đến
một nước Việt
Bảy
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân8 trong Mặt
trận dân tộc thống nhất, tạo sức mạnh cho toàn dân tộc, sức mạnh đoàn kết quốc tế, vì một nền hòa
bình và dân chủ
“Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”9
là tư tưởng mang tính tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh. Với dân tộc Việt
Tám
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự gắn kết giữa nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng
mang tính song hành của Hồ Chí Minh. Hai vấn đề này gắn kết thành một khối vững
chắc, không thể tách rời nhau. Xây dựng để tăng thêm sức bảo vệ và bảo vệ để
củng cố xây dựng.
“Việt
Chín
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện vấn đề nhìn nhận thời
đại
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn
đề thời đại. Người ra đi tìm đường cứu nước để xem vấn đề thời đại và từ thời đại
để soi vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề
thời đại là rõ ràng: Thời đại của chúng ta là “thời đại mới”12, độc
lập, tự do cho các dân tộc, thời đại hòa bình, dân chủ, tiến bộ, phát triển
trên toàn thế giới.
Mười
là: Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, thì sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt
Trong xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh đến quan điểm vì nhân dân, phục vụ nhân dân của Đảng. Đảng phải thật sự
trong sạch, vững mạnh, đủ sức chiến đấu và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đảng là hiện thân của trí tuệ, đạo đức, văn minh, dân chủ, công bằng; cán bộ,
đảng viên của Đảng phải là những người có tư cách, nhân cách, tác phong công
tác và ứng xử văn hóa.
Trên đây là mười vấn đề mang tính sáng
tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh. Những sáng tạo này đều mang tính cách
mạng và khoa học, tính Đảng Cộng sản, tính dân tộc và tính thời đại. Chúng ta
cần tiếp tục nghiên cứu để tìm thêm những sáng tạo của Người, bổ sung vào công
trình nghiên cứu về Người cho đầy đủ.
------
1.
Nguyễn Ái Quốc không gặp được V.I.Lênin, vì lúc này V.I.Lênin đang ốm nặng.
2.
Đây là Đại hội cuối cùng của Quốc tế Cộng sản.
3.
Hồ Chí Minh Toàn tập, 15 tập, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, tr. 284.
4.
Theo O.Manddensstam: Thăm một chiến sĩ
cộng sản - Nguyễn Ái Quốc, báo “Đốm lửa” (xuất bản ở Liên Xô), số 39, ngày
23-12-1923.
5.
Hồ Chí Minh Toàn tập, 15 tập, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 12, tr. 563.
6.
Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1, tr. 23.
7.
Báo “Cứu quốc”, số 36, ngày 5-9-1945 - Hồ Chí Minh Toàn tập, 15 tập, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.3.
8.
Sau này phát triển lên thành lý luận: “khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
9.
Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 6, tr. 183.
10.
Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 4, tr. 20.
11.
Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 10, tr. 202.
12.
Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 7, tr. 224.