Mới cập nhật

Kinh tế Hàn Quốc: Sự phát triển vượt bậc trong vòng 40 năm



 

Kinh tế Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh Triều Tiên trở thành một trong những nước giàu, đứng thứ ba ở khu vực châu Á và đứng thứ 10 trên toàn thế giới. (Ảnh: Thủ đô Seoul Hàn Quốc/ internet


Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với biển Nhật Bản, phía tây giáp biển, Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích khoảng 100,032 km vuông, dân số là 48 triệu người.



Han QuocKinh tế Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh Triều Tiên trở thành một trong những nước giàu, đứng thứ ba ở khu vực châu Á và đứng thứ 10 trên toàn thế giới.


Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (tính theo sức mua tương đương) của nước này đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên 10.000 USD vào năm 1995, 25.000 USD vào năm 2007 và đạt mức 32.400 USD vào năm 2014. Theo một báo cáo phân tích và dự báo của Goldman Sachs, Hàn Quốc có thể trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD.



(Ảnh: internet)



(Ảnh: internet)

Trong vòng vài thập kỷ, thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã trở thành một thành phố toàn cầu, thành trung tâm kinh doanh và thương mại ở vùng Đông Bắc Á và là một trung tâm kinh tế phát triển cao, tạo nền móng cho các cơ sở hạ tầng công nghệ và thông tin liên lạc tiên tiến. Hàn Quốc xem xét tăng trưởng nhanh chóng này là biểu tượng của niềm tự hào quốc gia và tự lập.

Kinh tế Hàn Quốc có sự nhảy vọt như vậy là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Vào năm 1961 khi GDP bình quân đầu người ít hơn 80 USD, hầu hết người dân không thể đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu, nền kinh tế thuần nông lúc đó cũng phải chịu những trận lũ lụt nối tiếp hạn hán triền miên, nạn đói đã từng xảy ra không bỏ sót một vùng đất nào, Chính phủ của Tổng thống Park Jung Hee nhận ra rằng trợ giúp của nhà nước sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không có quyết tâm tự lực.

Chính vì vậy, ông đã ban hành chính sách tập trung phát triển nông thôn, xây dựng phong trào Saemaeul (còn gọi là Saemaul Undong, phong trào cộng đồng cư dân mới ra đời). Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột đó là Chuyên cần – Tự giác – Hợp tác. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội Hàn Quốc nói chung.
Người dân xây cầu để cải thiện hệ thống hạ tầng trong phong trào Saemaeul. (Ảnh: internet)
Người dân xây cầu để cải thiện hệ thống hạ tầng trong phong trào Saemaeul. (Ảnh: internet)

Cụ thể là chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng để nông dân tự lực đứng lên, sản xuất chế biến tại chỗ với nhấn mạnh ‘nông dân là người chủ đích thực’. Ban đầu chính phủ cấp cho mỗi làng 300 bao xi măng, hệ thống chính quyền cấp làng tự quyết định phương án sử dụng số xi măng này. Người dân tự bỏ sức lao động để thực hiện việc xây dựng làng xã. Kết quả là sau một thời gian ngắn, có hơn 16.000 ngôi làng đã có những cải thiện rõ rệt về bộ mặt nông thôn.

Vào năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư của Chính phủ tăng lên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép. Nhờ đó mà khu vực nông thôn của nước này đã thay đổi mạnh mẽ. Có khoảng 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậc nhận được mức hỗ trợ khác nhau từ nhà nước.

Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển hạ tầng, Chính phủ đẩy mạnh cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá… Kết quả là đời sống khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt.
trai-nam-linh-chi-han-quoc(1)
Nấm linh chi Hàn Quốc

nam-linh-chi-do-han-quoc
Nấm linh chi đỏ Hàn Quốc

Vào năm 1974, thu nhập ở nông thôn vượt thu nhập ở thành phố. Đến năm 1979, 98% làng ở Hàn Quốc đã có thể tự lực kinh tế. Tinh thần Saemaul Undong đã vượt biên giới làng quê nông thôn, lan tỏa đến thành phố, không chỉ nằm ở hộ gia đình mà còn là tinh thần của các trường học, công sở. Phong trào Samuel Udong được đánh giá là cuộc cách mạng tinh thần, đánh thức khát vọng của người dân Hàn Quốc.
Nông dân Hàn Quốc (Ảnh: koreantimes)
Nông dân Hàn Quốc (Ảnh: koreatimes)

Ông Lee Sang Mu, Cố vấn đặc biệt  của Chính phủ về Nông- lâm- ngư nghiệp cho biết “Theo tôi nông dân ở đâu cũng vậy, họ thích làm  theo ý mình. Bổn phận của Chính phủ là chỉ cho họ thấy làm theo khuyến cáo của Chính phủ có lợi hơn. Chính phủ  Hàn Quốc đã áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản, cho nông dân thuê máy nông nghiệp. Tôi nhận ra rằng dù Chính phủ trợ giúp nhưng phải có cạnh tranh mới thành công. Mô hình hợp tác xã không thích hợp với cạnh tranh. Hãy biến mỗi gia đình, mỗi làng thành một công ty. Hàn Quốc đi theo hướng đó.”

Bên cạnh phong trào Saemaeul, chính phủ Hàn Quốc thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả được gọi là ‘Kế hoạch năm năm’, được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần vào quá trình công nghiệp hóa và mở rộng thị trường.

Từ năm 1970 đến 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp đóng tàu đã phát triển mạnh mẽ, hiện giờ Hàn Quốc có nhiều công ty nổi tiếng hoạt động đa quốc gia như Huyndai, Samsung có thị phần lớn trên thị trường đóng tàu và ô tô toàn cầu, tập đoàn Hyundai Kia Automotive Group đã đưa Hàn Quốc trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. Bên cạnh đó, hai nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix cũng chiếm gần 50% thị trường toàn cầu.
(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

Vào năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, trở thành một nền kinh tế phát triển. Hàn Quốc đã tập trung vào việc phát triển ngành dịch vụ.  Từ năm 1962 đến 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ USD lên tới 928,7 tỷ USD, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người tăng vọt từ 87 USD lên khoảng 19.231 USD. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ.

Đến cuối năm 2011, thu nhập bình quân đầu người Hàn Quốc còn hơn cả mức trung bình của Liên minh châu Âu. Cũng trong năm 2011, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đạt mức 1.080 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu.

Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới.

photo_6417Năm 2014, Hàn Quốc đã đạt mức kỷ lục về khối lượng mậu dịch, xuất khẩu và thặng dư tài khoản mậu dịch trong hai năm liên tiếp. Chính phủ dự tính tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2015 là vào khoảng 3,8%, nhưng có khả năng có thể thấp hơn mức tăng trưởng của năm ngoái (3,4%). Do bị ảnh hưởng nặng nề của Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS), mới đây Chính phủ Hàn Quốc đã nhất trí kế hoạch tung ra gói kích thích trị giá 15.000 tỷ won (khoảng 13,5 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế do dịch bệnh này đã làm giảm mạnh mức chi tiêu của người dân và ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch. Theo đề xuất, số tiền trên sẽ được huy động từ việc tận dụng ở mức cao nhất những khoản tiền chưa sử dụng đến của ngân sách năm 2014 và phát hành trái phiếu của chính phủ ở mức thấp nhất.
Một đám cưới trong lúc dịch Mers đang xảy ra tại Hàn Quốc.
Một đám cưới trong lúc dịch MERS đang xảy ra tại Hàn Quốc.
Nói tóm lại, Hàn Quốc đã có sự phát triển vượt bậc trong vòng mấy chục năm qua. So với Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc có cùng một điểm xuất phát. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã thoát ra khỏi tình trạng nghèo khổ, và vươn lên trở thành một cường quốc công nghệ.  Thu nhập bình quân danh nghĩa của người dân Hàn Quốc cao gấp 21 lần so với thu nhập của người dân Triều Tiên. Sản phẩm của Hàn Quốc có mặt toàn cầu, với mức giá không hề thấp hơn so với các cường quốc công nghệ ở châu Âu, Mỹ hay Nhật trong khi đó, không có một sản phẩm nào của Bắc Triều Tiên được vinh danh trên thị trường thế giới và Bắc Triều hiện vẫn đang phải vật lộn với vấn đề có đủ thực phẩm cho người dân sinh sống.

Một số cảnh đẹp ở Hàn Quốc:



Thành phố Pusan
Thành phố Pusan

Múa cổ truyền Hàn Quốc
Múa cổ truyền Hàn Quốc

Cung điện Gyeongbokgung mùa thu
Cung điện Gyeongbokgung mùa thu

Lễ hội hoa anh đào ở Hàn Quốc
Lễ hội hoa anh đào ở Hàn Quốc

Mủa thu trên đảo Nami
Mủa thu trên đảo Nami

Mùa thu Hàn Quốc
Mùa thu Hàn Quốc

Lấy từ Internet