Mới cập nhật

THƯƠNG NHỚ GIÁO SƯ VĂN TẠO

PGS,TS Đàm Đức Vượng

 

                                     Giáo sư Văn Tạo, discover this info here nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam

 

Đêm 10-4-2017, tôi nhận được tin nhắn: GS Văn Tạo đã mất vào lúc 12 giờ 35 phút, ngày 10-4-2017. Lễ viếng từ 11 giờ 30 đến 13 giờ, ngày 13-4-2017, tại Nhà Tang lễ số 5, this hyperlink phố Trần Thánh Tông, sau đó là Lễ truy điệu và đưa tang.

Thế là:

Một cây đại thụ của ngành sử học Việt Nam đã về nơi yên nghỉ cuối cùng!

Một tấm lòng cao cả của một nhà sử học tầm cỡ đã ra đi về cõi vĩnh hằng!

Một nhân cách, sự trung thực của một nhà viết sử đã từ trần!

Một người Thầy, một nhà nghiên cứu sử học uyên thâm không còn nữa!

Đây là một mất mát lớn đối với các nhà sử học chúng ta!

Tôi là học trò của GS Văn tạo. Chính Ông đã hướng dẫn tôi làm luận án PTS sử học (nay là Tiến sĩ).

Kính chúc Thầy Văn Tạo yên nghỉ cuối cùng trong giấc nghìn thu!

Năm 1986, tôi có viết bài thơ: Kính tặng Giáo sư Văn Tạo.

    

Mừng Giáo sư Văn Tạo bước sang tuổi 60 (1926 - 1986)

 

Văn do cuộc sống Tạo nên

Phải chăng đây mới là nền sử thi.

Sáu mươi năm đã mau đi

Đời ghi cống hiến bút ghi công trình.

Vậy mà vẫn mái đầu xanh

Tiếng vang vẫn vọng âm thanh vẫn lừng.

Đời riêng trong nỗi vui chung

Tình riêng trong sự hòa cùng nước non.

Sáu mươi năm một dấu son

Đường lên dốc sử Thầy còn tiến xa.

Tặng Thầy sáu mươi bông hoa

Nhưng không hoa lá mà hoa trong đời.

 

Tôi viết bài thơ Kính tặng Giáo sư Văn Tạo trong lúc tôi còn đang làm việc ở trong nước, chưa ra công tác ở nước ngoài. Khi sang công tác tại châu Âu từ năm 1999, tôi mang bài thơ này đi theo. Khi tập thơ đầu tiên của tôi “Quê hương và Tình yêu” được xuất bản tại Praha, Cộng hòa Séc, tôi đã đưa bài thơ này vào tập thơ trên.

Tôi được biết tới Giáo sư Văn Tạo từ khi tôi công tác tại Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, sau đó là Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (gọi tắt là Viện Mác - Lênin - Hồ Chí Minh). Tôi được Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương cử đi học lớp nghiên cứu sinh tập trung, chuyên ngành lịch sử Đảng tại Trường Chuyên khoa lịch sử Đảng trực thuộc Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, sau đó là trực thuộc Viện Mác - Lênin - Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Trường Chuyên khoa lịch sử Đảng, tôi làm đơn xin bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) chuyên ngành lịch sử Đảng. Đơn trình lên Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bộ trả lời là Trường Chuyên khoa lịch sử Đảng không có trong danh sách đơn vị trường được bảo vệ luận án phó tiến sĩ, trong khi đó, Viện Sử học lại là đơn vị được phép bảo vệ luận án phó tiến sĩ. Thế là tôi lại làm đơn xin được làm nghiên cứu sinh (hệ tập trung) tại Viện Sử học trong 2 năm nữa (1985-1986). Như vậy, cuộc đời làm nghiên cứu sinh của tôi kéo dài tới 6 năm, học trong hoàn cảnh rất gian khổ và thiếu thốn.

Viện trưởng Viện Sử học lúc ấy là Giáo sư Văn Tạo đã đồng ý hướng dẫn tôi làm luận án phó tiến sĩ. Thầy trò gắn bó với nhau suốt 2 năm, trao đổi với nhau về những vấn đề về sử học Việt Nam cận đại, hiện đại. Qua tiếp xúc, tôi thấy Giáo sư Văn Tạo là người sống tốt, sẵn sàng giúp đỡ và truyền đạt kiến thức về lịch sử cho tôi. Giáo sư rất khéo động viên tôi học tập. Đặc biệt, Giáo sư có nghị lực phi thường để chiến thắng bệnh tật. Giáo sư kể rằng, có lúc tôi nghĩ mình khó qua được tuổi 49 hoặc 53, do bệnh dày vò. Giáo sư bị lao phổi hai hang, thường xuyên ho ra máu, gan to sưng vào năm 1967, viêm cầu thận đi ra máu năm 1972, viêm đại tràng mãn, viêm giác mạc mắt, vôi hóa hai xương bả vai, thấp khớp nặng, viêm mãn hai đầu gối,... Giáo sư có tinh thần chịu đựng tốt, cộng với uống thuốc đúng bệnh, nhờ đó mà dần dần vượt qua bệnh tật hiểm nghèo. Ăn khỏe, ngủ ngon, rượu chè uống được các loại, ngủ ngày và đêm 6-7 tiếng và GS đã sống tới 100 tuổi.. Bí quyết mà Giáo sư nói là tứ tự (bốn chữ): “Động, Thông, Tiết, Hợp”. “Động” là vận động. “Thông” là đừng để tắc ở đâu (thông suốt) trong mạch máu cơ thể con người. “Tiết” là tiết độ trong ăn uống, tiết dục trong sinh hoạt và danh lợi. Tri bỉ, tri kỷ, tri chỉ, tri túc (biết người, biết ta, biết dừng, biết đủ) đều thuộc về “tiết”. “Hợp” là hòa hợp, thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Tôi mãi mãi biết ơn các Giáo sư: Nguyễn Vịnh, Phan Ngọc Liên, Đặng Xuân Kỳ, Đinh Xuân Lâm, Văn Tạo, Phan Huy Lê,... trong Hội đồng đánh giá Luận án Phó tiến sĩ sử học cho tôi vào năm 1986. Nay, các GS Nguyễn Vịnh, Phan Ngọc Liên, Đặng Xuân Kỳ, Đinh Xuân Lâm, Văn Tạo không còn nữa, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với chúng ta!

Vĩnh biệt!