Cuộc sống sinh viên: Sinh viên nhà nghèo học giỏi không dám học Đại học vì không có tiền
Sinh viên nhà nghèo học giỏi không dám học Đại học vì không có tiền: Mạnh mẽ lên các bạn, ngoài kia cơ hội chia đều cho tất cả
Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là
lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.
Mọi khó khăn đều có thể biến thành động lực, nếu vạch xuất
phát của bạn ở phía sau người khác, chỉ còn một cách duy
nhất là bạn phải chạy nhanh hơn họ.
Thủ khoa suýt bỏ học vì nhà nghèo: câu chuyện không mới
Thí sinh Hà Thị Nhung, trường THPT Thọ Xuân 5 (tỉnh Thanh Hóa ) vừa đỗ thủ khoa ngành Tâm lý giáo dục của học viện Quản lý giáo dục (TP.Hà Nội) với 25,75 điểm.
Tuy nhiên, vì gia cảnh quá khó khăn nên khả năng em buộc phải tạm gác lại ước mơ ngồi trên giảng đường đại học.
Nhung chia sẻ rằng: “Em là dân tộc Mường, hiện sống tại thôn Làng Pheo, xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo, có tất cả 7 anh chị em, em là con út. Bố mẹ em đã ngoài 60 tuổi, bố thì bị bệnh tim nặng phải đi viện hàng tháng, không làm được gì. Mẹ em làm nông trên mảnh đất nhỏ phải thuê mướn của người ta nên cuộc sống rất khó khăn”.
Hà Thị Nhung - Thủ khoa ngành Tâm lý giáo dục của Học viện Quản lý giáo dục.
Nữ thủ khoa dân tộc Mường lại muốn bỏ học đi làm công nhân vì sợ gia đình chẳng thể nào nuôi nổi em ăn học.
Hay chàng trai Trần Thế Phương (SN 2000, trú thôn Ngụ Quế, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đỗ Khoa kỹ thuật điện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng cũng đang có ý định từ bỏ giấc mơ giảng đường vì nhà nghèo.
Phương sinh ra mà không biết bố mình là ai; đến 18 tháng, mẹ bỏ Phương ở lại quê nhà ra Bắc làm thuê và lập gia đình ở Thái Nguyên từ đó đến nay không về. Cậu lớn lên nhờ sự đùm bọc, nuôi dạy của bà ngoại và người cậu ruột.
Khi nghe tin đỗ đại học, mừng thì ít mà lo thì nhiều. Bà ngoại đã chạy vạy khắp nơi nhưng vẫn không mượn được số tiền 3.5 triệu để em đi nhập học.
Trần Thế Phương, chàng trai Hà Tĩnh đỗ Bách Khoa không có tiền học Đại học. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Nghề mưu sinh của Phương và bà ngoại là thả ống bắt cáy. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Xã hội luôn dang rộng vòng tay giúp đỡ các em
Sau lời kêu gọi của cô giáo Hoa (giáo viên môn Ngữ Văn - trường THPT Thọ Xuân 5) đã có rất nhiều cá nhân, các mạnh thường quân xin đứng ra hỗ trợ chi phí học tập 4 năm cho em Hà Thị Nhung. Các mạnh thường quân cho biết sẽ gửi tiền học phí đến thẳng giảng đường nơi em học, đảm bảo Nhung có thể đến lớp mà không lo về học phí.
Học viện Quản lý giáo dục đã quyết định miễn toàn bộ phí học tập, miễn phí ở ký túc xá trong năm thứ nhất và hỗ trợ việc làm để em có thêm thu nhập trong thời gian học tập.
Bên cạnh đó, nhà giáo Phùng Lý Hằng (Trưởng phòng Thiết bị, học viện Quản lý giáo dục) cũng hỗ trợ toàn bộ phí học tập, phí ở ký túc xá cho Nhung trong những năm tiếp theo tại học viện.
Nhung được miễn học phí, miễn ở ký túc xá và hỗ trợ tìm việc làm thêm
Một trường hợp khác là thủ khoa 29,05 điểm khối A toàn quốc Vương Xuân Hoàng cũng được ĐH Bách Khoa trao học bổng 150% học phí cho 4 năm học.
Vương Xuân Hoàng là học sinh trường THPT Thuận Thành 1 xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bố Hoàng làm nghề cơ khí, mẹ bán bánh mỳ trước cửa nhà.
Tổng điểm 3 môn khối A 29,05 điểm (Toán 9,8; Vật lý 9,5 và Hoá học 9,75), cao nhất nước trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Vương Xuân Hoàng được trường ĐH Bách Khoa học bổng khuyến khích tài năng bằng 150% học phí. (Ảnh: ĐHBKHN)
Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.
Chúng ta không ai có quyền được chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta có quyền được nỗ lực, phấn đấu hết mình để vượt qua khó khăn. Cơ hội ngoài kia chia đều cho tất cả, điều cốt lõi là bạn có biết nắm bắt hay không?
Cuộc sống sinh viên muôn vàn khó khăn, 18 tuổi, một mình bước vào cuộc đời, tự lo lắng, chăm sóc cho bản thân không phải là điều dễ dàng. Sẽ không thiếu những lúc đến tháng chủ nhà đòi tiền trọ mà bạn không có, phải trốn nhờ nhà bạn không dám về; cuối tháng gạo hết, tiền hết, mì tôm cũng chẳng có mà ăn; trường gửi giấy về tận nhà vì nợ học phí... Nhưng hãy xem chúng là một thử thách mà cuộc đời trao cho bạn đi. Đừng "tận hưởng" khó khăn mà hãy tìm cách vượt qua nó.
Việc làm thêm cho sinh viên không thiếu. Nếu đủ bản lĩnh, khả năng bạn sẽ tìm được rất nhiều công việc ngon lành, đủ trang trải cho việc ăn học ở thành phố.
Nói về tuổi thơ nghèo khó của tỷ phú hay người nổi tiếng có lẽ sẽ quá xa lạ, nên hôm nay tôi sẽ kể cho bạn về câu chuyện của chàng trai từng đạp xe 1000km để báo tin cho người bố đã mất rằng mình đỗ đại học.
Ba mẹ ly dị sớm, thiếu thốn sự dạy bảo của người cha, Hùng ham chơi, nghịch ngợm, thậm chí đã từng lấy cắp tiền của mẹ. Mẹ từng bảo Hùng rằng: "Mày chỉ có phá thôi, chẳng làm được việc gì ra hồn cho cái nhà này cả". Nhờ câu nói đó Hùng liền quyết định theo bạn cùng lớp xuống huyện đi phụ hồ năm lớp 11.
Hai thằng làm quần quật từ chiều đến tối ướt sũng cả áo cũng chỉ được người ta trả cho 10 nghìn mỗi người, lúc đó Hùng mới thực sự thấm giá trị đồng tiền mà mẹ làm ra nuôi mình ăn học hằng ngày.
Công việc làm thêm đầu tiên của Hùng khi còn là sinh viên là trông quán game từ 10 rưỡi tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau với mức lương 15 nghìn/đêm. Phải thức làm việc đêm không được ngủ, Hùng quyết định vừa làm vừa học tiếng Trung.
Hùng nhận bằng Giỏi khoa Báo in của Học viện Báo chí tuyên truyền
Vừa dứt ca làm, cậu lập tức xách cặp và đạp xe đi học luôn, cứ vậy liên tục trong suốt 2 tháng trời. Thời gian sau, Hùng chở gạch cho bà chủ nhà tầm 3-4 tiếng thì được trả với mức 70 nghìn đồng không thì cũng được giảm chút tiền phòng trọ. Ngoài ra Hùng cũng đã từng xắn tay vào làm các công việc khác như rửa bát, bưng bê, phát tờ rơi, chạy xe ôm, viết báo.
Kiếm được đồng tiền khó khăn, Hùng tiết kiệm từng xu một, bữa ăn đơn giản của cậu chỉ có cơm trắng với đường hoặc với mắm hay bà chủ nhà cho gì thì ăn nấy.
Hùng còn phải vay tiền để chi trả học phí suối 4 năm đại học với số tiền 60 triệu đồng cả vốn lẫn lãi.
Đến năm 3 đại học, Hùng đã tự chủ được về kinh tế, nuôi em trai ăn học và tốt nghiệp bằng Giỏi trong khi một số bạn bè cùng trang lứa phải chật vật mãi mới ra được trường.
Hùng và gia đình trong lễ tốt nghiệp
"Không có tiền, mình bị coi thường và cảm thấy rất là tủi thân"
Một câu chuyện khác: Cô bạn Trần Khánh Duyên (sinh năm 2000), cựu học sinh lớp 12 trường THPT Tây Thạnh, người mất cha từ năm lớp 7 vì căn bệnh ung thư.
Hoàn cảnh khó khăn, nhưng Duyên không nản chí, lúc nào cô bạn cũng nuôi trong mình suy nghĩ: “Mai này, mình phải là một người tự chủ, độc lập và có tiền.
Tình thương và sự hi sinh của mẹ trở thành động lực cho mình trong việc học. Mình không quan trọng chuyện phải mua sách mới vào đầu mỗi học kỳ. Mình chỉ có 2 bộ đồng phục mặc từ lớp 10 đến lớp 12. Khi nhà không có cơm, mẹ cho 15-20k ăn sáng, mình rất ít khi ăn hết số tiền đó. Mình dành dụm để trang trải cho những khoản lặt vặt như photo tài liệu, đóng quỹ lớp…
Người mẹ khóc khi kể về cuộc sống khó khăn
Vậy đó, chúng ta cần cố gắng chỉ vì chúng ta không có lựa chọn nào khác, chúng ta không muốn sống khổ, không muốn con cái chúng ta cũng phải giống chúng ta trải qua những thứ như vậy.
Mười năm trước, mọi người xung quanh dựa vào thu nhập của cha mẹ để đối xử với bạn. Mười năm sau, mọi người xung quanh dựa vào thu nhập của bạn để đối xử với cha mẹ bạn.
Con nhà nghèo học giỏi, đó là một điều đáng ngưỡng mộ, đáng tự hào, vì các bạn đã vượt qua rất nhiều cửa ải, rất nhiều khó khăn, rất nhiều chông gai; vì điểm xuất phát của các bạn không bằng người khác. Nhưng hãy coi đó là động lực để chúng ta đổi thay, để cố gắng, để đổi đời.
Học giỏi thôi, chưa đủ! Bạn hãy chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng cách vận dụng nó để kiếm tiền, nuôi bản thân, nuôi gia đình, làm những việc có ích cho xã hội.
Không phải lúc nào cũng tồn tại sự công bằng, cuộc sống luôn có những điều không như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ cần thích nghi với nó, đồng thời kiên trì đến cùng thì luôn có thể đạt được những thành công ngoài dự kiến.
Nếu vạch xuất phát của bạn ở phía sau người khác, chỉ còn 1 cách duy nhất để bạn tồn tại, hãy chạy nhanh hơn họ!
Mạnh Quân