Đại gia bán lẻ nào đang kinh doanh lãi nhất
Liên tục tiến hành mua bán sáp nhập, rót vốn đầu tư mới, nhưng doanh thu
của BigC, Lotte, Aeon... vẫn kém xa các tên tuổi trong nước.
Ngoài việc mở rộng và bành trướng về quy mô thì tốc độ tăng trưởng về
doanh thu của doanh nghiệp này khá ấn tượng. Năm 2017, Saigon Co.op đạt
doanh thu gần 30.000 tỷ đồng tăng 7% so với 2016, còn lợi nhuận đạt 100%
kế hoạch đề ra. Trong đó, mô hình Co.opextra có mức tăng trưởng cao
nhất là 35%, Co.opfood 20%, siêu thị Co.opmart là 10 - 12%.
"Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, công ty sẽ còn mở rộng thêm đại siêu
thị. Đặc biệt, năm nay sẽ là năm đánh dấu việc doanh nghiệp bán hàng
trực tiếp qua mạng để người dùng có được nhiều tiện lợi hơn. Ngoài ra,
sẽ có chuỗi cửa hàng cao cấp ra đời. Đây sẽ là chuỗi cửa hàng bán các
sản phẩm được chọn lọc kỹ", ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon
Co.op nói.
Ra đời muộn, nhưng chuỗi bán lẻ của Tập đoàn Vingroup lại nhanh chóng vượt mặt các đối thủ nặng ký khác và đạt được kết quả khá khả quan.
9 tháng đầu năm, lĩnh vực bán lẻ của tập đoàn đã ghi nhận sự tăng trưởng
đột phá từ siêu thị và cửa hàng tiện ích với doanh thu 4.734 tỷ đồng,
chiếm 20% trên tổng doanh số. Đây là lĩnh vực tăng trưởng doanh thu khá
nhanh so với các ngành nghề kinh doanh khác của tập đoàn. Năm 2017, tổng
doanh thu mà mảng này mang lại cho Vingroup gần 14.000 tỷ đồng, tăng
mạnh so với 2016.
Với định hướng đưa mảng kinh doanh bán lẻ chiếm 50% doanh thu tập đoàn
trong thời gian tới, Vingroup đã lên kế hoạch mở hơn 2.000 Vinmart+, phủ
khắp cả nước. Thương hiệu này sẽ tiếp tục nâng lên 10.000 cửa hàng, 400
trung tâm thương mại trong 3 năm tiếp theo. Chiến lược bán lẻ của
Vingroup là "lấy nông thôn bao vây thành thị", tập đoàn đang tìm kiếm và
sẽ hoàn thành 300 mặt bằng bán lẻ để mở trung tâm thương mại tại các
tỉnh thành vào cuối năm nay.
Khác với các siêu thị ngoại đòi chiết khấu cao, Vingroup thực hiện chiến
lược hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa khi ký kết hợp tác với 250
doanh nghiệp Việt. Theo đó, các doanh nghiệp nếu đủ tiêu chuẩn có thể
đưa hàng vào hệ thống Vinmart+ với chiết khấu 0%.
Cùng lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh, chuỗi Bách Hóa Xanh của
Thế Giới Di Động dù chưa mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng doanh thu
cũng tăng nhanh và biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cũng có biến
chuyển tốt khi biết thay đổi cơ cấu mặt hàng và tối ưu hóa chi phí. Nhờ
đó, biên lợi nhuận gộp tại cửa hàng của Bách Hóa Xanh tăng trưởng từ
12% cả năm 2017 lên 14% trong quý I và 16% trong quý II năm 2018. Chín
tháng đầu năm đạt doanh thu 2.800 tỷ đồng, tăng 235% so với cùng kỳ năm
ngoái với 409 cửa hàng.
Cùng với doanh nghiệp nội, một nhà bán lẻ ngoại chỉ mới vào Việt Nam
được gần 10 năm nhưng đang được xem là "ngôi sao sáng" với những bước đi
mới mẻ và phù hợp với xu hướng hiện đại, nhờ thế, đại gia bán lẻ Nhật Bản Aeonmall đang đạt kết quả kinh doanh tốt.
Trong năm đầu tiên vận hành các chuỗi trung tâm mua sắm, Aeon Việt Nam
đạt doanh thu gần 1.300 tỷ đồng. Năm 2015, đơn vị này tiếp tục khai
trương thêm Aeon Long Biên tại Hà Nội và đến năm 2016 là Aeon Bình Tân
tại TP HCM. Nhờ đó, năm 2016, doanh thu Aeon Việt Nam đã tăng lên 3.883
tỷ đồng, gấp 3 lần năm 2014. Không những vậy, công ty cũng không còn lỗ
như năm đầu vận hành chuỗi Aeon Mall mà đã ghi nhận 54 tỷ đồng lợi nhuận
trước thuế.
Sang năm 2017, hoạt động kinh doanh Aeon Việt Nam tiếp tục ghi nhận
những con số tích cực với doanh thu 5.136 tỷ đồng, tăng 32%; lợi nhuận
trước thuế 234 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm trước đó.
Bên cạnh các trung tâm thương mại, đơn vị này còn cùng với đối tác Nhật
Sojitz sở hữu chuỗi cửa hàng tiện ích Ministop. Ngoài ra Aeonmall còn
nắm giữ 49% cổ phần Citimart. Riêng với Fivimart, thương hiệu đến từ
Nhật đã chuyển nhượng lại cho Vingroup.
Các trung tâm mua sắm của Aeonmall đang mang lại lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp này.
|
Trong khi các đại gia trên "ăn nên làm ra" thì Big C một
thương hiệu cũng từng đạt được nhiều "quả ngọt" tại thị trường Việt Nam
đang bị cạnh tranh gay gắt và tụt hạng so với các doanh nghiệp trên.
Cách đây 6 năm, thương hiệu này từ nằm trong top 3 của thị trường với
doanh thu trên 10.000 tỷ đồng một năm, thì 2 năm trở lại đây, khi Big C
đổi chủ, doanh thu của các siêu thị đồng loạt đi xuống. Big C Thăng Long
- chuỗi siêu thị lớn nhất của hệ thống Big C - đạt mức doanh thu 3.500
tỷ vào năm 2012 sau đó sụt giảm xuống còn quanh mức 2.700 tỷ đồng trong 2
năm trở lại đây. Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc cũng rơi từ mức
2.600 tỷ năm 2012 xuống còn 1.300 tỷ trong năm 2017, tức giảm tới 50%.
Do đó, lợi nhuận của Big C Thăng Long giảm từ 211 tỷ đồng năm 2015 xuống
còn 131 tỷ đồng năm 2016.
Còn Big C An Lạc, lợi nhuận trước thuế 2015 đạt 184 tỷ đồng nhưng đến
2017 còn 92 tỷ. Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng
không còn tăng trưởng nổi bật.
Cũng có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhưng đại gia bán lẻ Hàn Quốc Lottemart lại
ghi nhận lợi nhuận âm. Theo Giám đốc Tài chính Công ty cổ phần Trung
tâm thương mại Lotte Việt Nam, ông Jeong Seong Won, báo cáo tài chính có
kiểm toán bởi PwC cho thấy, đến cuối năm 2017, doanh thu của Lotte Việt
Nam là 5.268 tỷ đồng, 2016 là trên 5.072 tỷ, 2015 trên 4.191 tỷ đồng.
Thế nhưng, hết năm 2017, công ty này báo lỗ lũy kế 800 tỷ đồng.
Hãng này lý giải, ngoài việc đầu tư mới, từ năm 2008 cho đến nay, ước
tính công ty đã chi hơn 8.913 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, vị trí mặt
bằng chiến lược, trang thiết bị hiện đại cho 13 trung tâm thương mại và
đại siêu thị thuộc hệ thống Lotte cùng hàng loạt các chi phí khác. Một
yếu tố khách
quan nữa dẫn đến thua lỗ là do một số siêu thị vị trí địa
lý thiếu thuận lợi, thói quen tiêu dùng ở một số vùng miền như Đồng Nai,
Bình Dương, Phan Thiết chưa được quan tâm nhiều.
Vào thị trường sớm hơn so vởi Lotte, thương hiệu Metro của người Đức cũng liên tục báo lỗ.
Trong 11/12 năm hoạt động ở Việt Nam, Metro Cash & Carry lỗ lũy kế
âm tới gần 600 tỷ đồng. Sau khi bán lại với giá gần 900 triệu USD cho
người Thái và đổi tên thành MM Mega Market thì mới đây, chia sẻ với về
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đại diện doanh nghiệp cho biết hãng
vẫn chưa có lời.
Ở nhóm chuyên kinh doanh của hàng
tiện lợi như, Family Mart, Circle K, GS25, 7-Eleven dù chưa có lợi
nhuận, thậm chí lỗ nặng nhưng vẫn chen chân mở rộng cửa hàng tại Việt
Nam.
Điều này cho thấy, dù thị trường bán lẻ Việt cạnh tranh khốc liệt và
không phải doanh nghiệp nào cũng có thể "hốt bạc" ở kênh này nhưng theo
đánh giá của Nielsen, dư địa của thị trường còn nhiều. Việt Nam vẫn là
thị trường nổi bật, phần lớn là bán lẻ truyền thống, tuy nhiên kênh bán
lẻ hiện đại với 24% thị phần đang có tốc độ tăng trưởng 11,8%; còn bán
lẻ truyền thống chiếm 76% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ 1%. Đến 2022 thị
phần kênh bán lẻ hiệu đại sẽ tăng lên 44%. Do đó, cơ hội cho
các doanh
nghiệp bán lẻ vẫn còn nhiều.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2017, tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.934,2 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,9% so với năm trước.
Thi Hà