HOÀNG VĂN THỤ MỘT CHIẾN SĨ CỘNG SẢN KIÊN CƯỜNG VÀ BẢN LĨNH*
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Chân dung đồng chí Hoàng Văn Thụ tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
Có
lẽ chúng tôi là những người đầu tiên viết về Hoàng Văn Thụ trong cuốn sách
“Những người cộng sản”, Nhà Xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 1977; tiếp đó là cuốn
“Những người cộng sản trẻ tuổi”, Nhà Xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 2004 và những
cuốn sách khác về những người cộng sản Việt Nam thời dựng Đảng. Từ đấy, có
nhiều bài viết và sách về Hoàng Văn Thụ ra đời, góp phần làm phong phú thêm
cuộc đời hoạt động cách mạng chuyên nghiệp của ông.
Hoàng
Văn Thụ sinh ngày 4-11-1909, tại xóm Phạc Lạn (Phạc Lạng), xã Nhân Lý (nay là
xã Văn Thụ), châu Điềm He, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn; dân tộc Tày, trong
một gia đình nông dân lao động; bản thân là một công nhân của xưởng Nam Hưng,
một xưởng cơ khí đóng ở Quảng Tây, Trung Quốc, do những nhà yêu nước và cách
mạng Việt Nam hoạt động ở Trung Quốc lập ra. Bản chất của một gia đình nông dân
lao động và bản chất của một công nhân đã hòa quyện trong ông thành sức mạnh
của một con người lòng gang, dạ sắt, suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng
của Đảng. Từ một người học nghề, nhờ cần cù lao động, chịu khó học hỏi thợ bậc
cao, nên chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã trở thành người thợ giỏi và được
tập thể tín nhiệm cử làm quản lý xưởng.
Năm
lên 8 tuổi, ông bắt đầu cắp sách đến trường làng. Sau khi đậu yếu học sơ lược
(tương đương với lớp ba bây giờ), ông vào học lớp 4, trường tiểu học Lạng Sơn.
Tại đây, ông đã gặp các nhà yêu nước và cách mạng Hoàng Đình Giong, Lương Văn
Chi (Lương Văn Tri), trở thành những người bạn thân và những nhà hoạt động cách
mạng chuyên nghiệp.
Mùa
hè năm 1924, khi đang còn học ở trường tiểu học Lạng Sơn, Hoàng Văn Thụ và bạn
học là Lương Văn Chi đọc một tờ báo có đăng tin Toàn quyền Đông Dương Méclanh
bị phạm Hồng Thái, một thanh niên Việt Nam yêu nước, giết hụt ở Sa Diện, một tô
giới của Pháp ở Trung Quốc. Hai người cảm phục tinh thần xả thân vì nước của
Phạm Hồng Thái và nguyện quyết chí noi gương. Bầu nhiệt huyết cách mạng sục sôi
trong ông và ông quyết chí đi làm cách mạng theo tấm gương của Phạm Hồng Thái.
Trải qua những năm, tháng làm công nhân ở xưởng Nam Hưng, rồi vào xưởng sửa
chữa vũ khí của quân đội Tưởng Giới Thạch ở Long Châu, ông giác ngộ giai cấp,
gây dựng được nhiều cơ sở cách mạng và trở thành đảng viên của Đông Dương Cộng
sản Đảng. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông gia nhập Đảng Cộng
sản Việt Nam, rồi Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm
1926, sau buổi lễ truy điệu nhà yêu nước Phạn Chu Trinh (Phan Châu Trinh),
Hoàng Văn Thụ đã cùng với Lương Văn Chi đứng ra thành lập nhóm thanh niên yêu
nước ở Lạng Sơn. Từ nhóm này, ông đã truyền đạt tinh thần yêu nước cho họ, xả
thân vì nghĩa lớn, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho
đất nước.
Hoàng
Văn Thụ có công xây dựng tổ chức đảng ở xưởng cơ khí Nam Hưng. Đó là Chi bộ
Đông Dương Cộng sản Đảng, lúc đầu gồm Hoàng Đình Giong (Bí thư), Hoàng Văn Thụ,
Hoàng Vĩnh Tuy; sau đó, chi bộ phát triển thêm nhiều đảng viên.
Sau
khi xây dựng xong tổ chức đảng ở Nam Hưng, Hoàng Văn Thụ về huyện Long Châu,
Trung Quốc, xây dựng cơ sở đảng ở Lũng Nghĩa thuộc Long Châu, rồi từ Lũng
Nghĩa, ông phát triển cơ sở đảng của Lạng Sơn, Việt Nam; cụ thể là xây dựng cơ
sở đảng ở xóm Ma Mèo, Tà Lài, thuộc huyện Văn Uyên, quê hương ông; tiếp đó,
phát triển cơ sở đảng tại nhiều địa phương của Lạng Sơn như Khơ Đa, Na
Sầm, Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Thất Khê,… Tổ chức được người nào, ông đưa ra hang Áng
Cúm để huấn luyện chính trị trong vài ba ngày, rồi giao nhiệm vụ tiếp tục phát
triển đảng mới ở các địa phương. Bằng cách phát triển theo lối nhân lên dần như
vậy, làm cho các cơ sở cách mạng ở Lạng Sơn ngày càng nhiều thêm. Các chi bộ
cộng sản ra đời từ các tổ chức quần chúng cơ sở nói trên.
Cuối năm 1927, Hoàng Văn Thụ đã cùng với
Lương Văn Chi sang Bản Đáy, Quảng Tây, Trung Quóc, một nơi Hội Việt Nam Thanh
niên Cách mạng đồng chí Hội tổ chức các lớp học chính trị. Nhưng ông vừa về tới
nơi thì bị mật thám Pháp vây bắt, làm ông phải chạy thoát về Long Châu, Trung
Quốc. Tại Long Châu, một trong những địa điểm Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, ông đã tổ chức các lớp huấn luyện chính trị. Trải qua nhiều khó khăn,
gian khổ để kiếm sống, có lần ông phải đi ăn xin, nhưng vẫn kiên trì hoạt động
cách mạng.
Năm
1930, Hoàng Văn Thụ xây dựng được 3 tổ chức quần chúng yêu nước và cách mạng
tại các xóm Ma Mèo, Tà Lài, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn. Tới năm 1931, các tổ
chức trên được mở rộng ra tại các địa phương ở Khơ Đa, Na Sầm, Đồng Đăng, Kỳ
Lừa, Thất Khê và đến năm 1932, tổ chức cách mạng được mở rộng ra tới xã Nhân
Lý, quê hương ông, Khi giác ngộ được người nào, ông thường tập hợp tại Áng Cúm,
gần Lũng Ngìu để huấn luyện chính trị và giao nhiệm vụ về phát triển các tổ
chức cách mạng ở trong nước.
Nhận
chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, năm 1932, nhà cách mạng chuyên nghiệp Lê Hồng
Phong về nước hoạt động. Khi về tới Long Châu, Lê Hồng Phong bắt liên lạc với
Ban Liên lạc của Liên Tỉnh ủy Cao – Lạng và Hoàng Văn Thụ đã gặp Lê Hồng Phong
trong dịp ấy. Lê Hồng Phong đã giúp đỡ Hoàng Văn Thụ học tập chủ nghĩa Mác –
Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và kinh nghiệm công tác. Lê Hồng Phong
nhấn mạnh đến vấn đề cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; công nông là gốc
cách mạng; cách mạng phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo; cách mạng Việt Nam phải có
mối liên hệ với cách mạng thế giới. Vì vậy, có thể nói, Hoàng Văn Thụ tiếp thu
tinh thần yêu nước từ tấm gương Phạm Hồng Thái và tiếp thu chủ nghĩa Mác –
Lênin từ Lê Hồng Phong. Nhờ sự giúp đỡ tích cực của Ban Liên Tỉnh ủy Cao -
Lạng, trong đó có Hoàng Văn Thụ, mà Lê Hồng Phong nhanh chóng nắm bắt được tình
hình trong nước. Từ khi Ban lãnh đạo ở ngoài được thành lập, Hoàng Văn Thụ vừa
là người lãnh đạo đảng bộ địa phương, đồng thời là một cán bộ giúp việc
tích cực của Ban.
Cuối
năm 1934, Hoàng Văn Thụ đã cùng các đồng chí trong Ban Liên lạc Tỉnh ủy Lâm
thời tổ chức hội nghị cán bộ liên tỉnh để kiểm điểm tình hình và cử đại biểu đi
dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng.
Có
một số tài liệu viết Hoàng Văn Thụ có dự Đại hội I của Đảng Cộng sản Đông
Dương, họp từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935, tại Ma Cao. Về vấn đề này cần được
xác minh thêm. Nhưng rõ ràng sau Đại hội I, Hoàng Văn Thụ đã được Trung ương
giao nhiệm vụ tổ chức việc in văn kiện Đại hội, gửi về nước. Những năm hoạt
động ở biên giới phía Bắc, ông có nhiều thành công trong công tác vận động quần
chúng, điều này đã tạo thuận lợi cho ông hoạt động dễ dàng, vì được quần chúng
giúp đỡ, chở che.
Đầu
năm 1937, Hoàng Văn Thụ trở về Cao Bằng, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách
mạng, góp phần làm cho phong trào cách mạng của Cao Bằng càng phát triển mạnh;
cơ sở đảng và quần chúng phát triển rộng rãi. Tại nhiều địa phương của tỉnh Cao
Bằng, nhiều quần chúng đã xin vào Hội phản đế. Hoàng Văn Thụ đã cùng với Liên
Tỉnh ủy Cao – Lạng mở một số lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho hai tỉnh Cao
Bằng và Lạng Sơn. Báo “Tranh đấu”, Cơ quan của Liên Tỉnh ủy, truyền đơn, sách,
báo địa phương cũng được Hoàng Văn Thụ đưa về in ở Cao Bằng.
Cuối
năm 1937, Hoàng Văn Thụ được Trung ương triệu tập ra Hồng Kông để học tập chủ
trương, chính sách mới của Đảng do Lê Hồng Phong và Phùng Chí Kiên hướng
dẫn.
Đầu
năm 1938, Hoàng Văn Thụ được Trung ương cử về nước để bắt liên lạc với Xứ ủy
Bắc Kỳ để truyền đạt chỉ thị của Trung ương và nhận công tác của Xứ ủy. Xứ ủy đã
cử ông đến các vùng mỏ, nhà ga, bên tàu để nắm lại tình hình, củng cố tổ chức
và giữ vững phong trào.
Mấy
tháng sau, Hoàng Văn Thụ lại trở về Hà Nội để nhận chỉ thị mới của Xứ ủy. Lần
này, ông được bổ sung vào Xứ ủy và tham gia vào Ban Vận động công nhân của Xứ
ủy. Ông thường về Uông Bí, Hòn Gai, Hải Phòng, có lúc sang tận Gia Lâm, Hà Nội
để chỉ đạo phong trào. Đi đến đâu, ông cũng gây được cảm tình với anh em công
nhân đến đó, vì ông đã mang đến cho họ một sức mạnh tinh thần, một niềm tin và
kinh nghiệm công tác. Việc làm này của ông đã giúp cho Xứ ủy nhanh chóng chắp
mối với các cơ sở ở vùng mỏ và nhiều địa phương. Phong trào ái hữu lên mạnh.
Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra.
Hoàng
Văn Thụ có mối liên lạc mật thiết với Xứ ủy Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và
trở thành Bí thư Xứ ủy vào năm 1939. Bí thư Xứ ủy đã tổ chức nhiều cuộc họp để
phổ biến chủ trương của Trung ương. Ông chủ trương đưa các tổ chức đảng vào
hoạt động bí mật. Nhờ sự đùm bọc của quần chúng, ông đi từ nơi này đến nơi
khác, khi lên miền ngược, lúc về miền xuôi để bám sát và chỉ đạo phong trào
trong hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động của ông trải dài một vùng rộng lớn, từ biên
giới Việt - Trung đến các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.
Tại
Hội nghị Trung ương 7, tháng 11-1940, Hoàng Văn Thụ được bổ sung vào Thường vụ
Trung ương Lâm thời, được Trung ương phân công trực tiếp chỉ đạo phong trào
cách mạng ở Bắc Sơn và Vũ Nhai.
Sau
Hội nghị Trung ương 7, Hoàng Văn Thụ cùng Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt… đi
dự Hội nghị Trung ương 8 họp vào tháng 5-1941, tại Cao Bằng. Đây là Hội nghị
lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc trở về nước sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, thay
mặt Quốc tế Cộng sản, chủ trì. Hội nghị quyết định cách mạng Việt Nam là cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc và quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước. Tại Hội nghị, các ông Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc
Việt được bầu vào Trung ương và Thường vụ Trung ương do Trường Chinh làm Tổng
Bí thư.
Trên
cương vị công tác này, Hoàng Văn Thụ càng tích cực hoạt động năng nổ, gây dựng
và phát động phong trào cách mạng tại nhiều địa phương phía
Bắc.
Trong
hàng ngũ những người cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng, Hoàng Văn Thụ là người
gieo mầm cách mạng ở nhiều nơi. Có thể nói ông là một chiến sĩ cộng sản, đi đến
đâu gây dựng các tổ chức cơ sở đảng đến đấy. Phương pháp của ông là trước khi
xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, bao giờ ông cũng xây dựng các tổ chức yêu nước
và cách mạng. Rồi từ các tổ chức yêu nước và cách mạng của quần chúng tiến bộ,
ông chọn ra những phần tử ưu tú nhất để đưa vào Đảng Cộng sản.
Tháng
8-1943, Hoàng Văn Thụ bị mật thám Pháp phục kích bắt tại ngõ Năm Diệm, khu Tám
Mái, Hà Nội. Tòa án thực dân xem ông là phần tử cộng sản nguy hiểm, nên đã kết
án tử hình ông và thi hành bản án đối với ông tại trường bắn Tương Mai, Hà
Nội.
Trước
khi ra pháp trường thực dân, Hoàng Văn Thụ vẫn điềm nhiên đọc thơ, những vần
thơ rực lửa chiến đấu:
“Việc
nước xưa nay có bại thành
Miễn
sao giữ trọn được thanh danh.
Phục
thù chí lớn không hề nản
Ngọc
nát còn hơn giữ ngói lành.
Thân
dẫu lao tù lâm cảnh hiểm
Chí
còn theo dõi buổi tung hoành.
Bạn
hỡi gần xa hăng chiến đấu
Trước
sau xin giữ tấm lòng thành” 1.
Trước
khi ngã xuống, Hoàng Văn Thụ đã nhìn thẳng vào mặt bọn mật thám, quan tòa, cố
đạo Pháp, nói:
“Trong
cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những
kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết
rằng, cuối cùng, chúng tôi sẽ thắng” 2.
Trước
khi ngã xuống, Hoàng Văn Thụ hô vang:
-
Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm !
-
Việt Nam độc lập muôn năm!
Những
người thi hành án thán phục trước những lời hô của ông, gọi ông là “Một người
gang thép”.
Có
thể nói cái chất cách mạng trong con người Hoàng Văn Thụ là rất rõ ràng, thể
hiện ở lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng, với Đảng Cộng sản và
nhân dân; ở tinh thần bất khuất trước kẻ thù; ở sự tin tưởng trước sau như một
vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Bản lĩnh của một nhà hoạt động cách mạng
chuyên nghiệp thể hiện ở đức tính tự quyết định với một thái độ độc lập trong
hành động của mình, không vì áp lực tra tấn dã man của kẻ thù mà thay đổi quan
điểm, đó là thế mạnh của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bản lĩnh. Phẩm chất
cách mạng của ông chính là ở chỗ này.
Một
con người như thế đã đi vào lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam với những trang
rực rỡ nhất!
------
* Báo cáo Khoa học tại
Hội thảo Khoa về nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ, nhân kỷ niệm 110 năm sinh của
ông, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức tại
Lạng Sơn, ngày 3-11-2019.
1 Dẫn theo sách “Những
người cộng sản trẻ tuổi” của Đàm Đức Vượng – Nguyễn Đình Nhơn, Nxb Thanh niên,
Hà Nội, 2004, tr. 100.
2 Dẫn theo sách “Những
người cộng sản trẻ tuổi” của Đàm Đức Vượng – Nguyễn Đình Nhơn, Nxb Thanh niên,
Hà Nội, 2004, tr. 101.