Mới cập nhật

Tìm hiểu về đơn vị thiên văn ?

Độ dài của đơn vị này là khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trời, nghĩa là khoảng 150 triệu km (chính thức là 149.597.870,700 km). Đơn vị thiên văn thường được viết tắt là AU (tiếng Anh: astronomical unit).

Ảnh minh họa

Đơn vị thiên văn là một đơn vị độ dài quy ước được dùng trong thiên văn học để đo các khoảng cách trong không gian. Độ dài của đơn vị này là khoảng cách trung bình từ trái đất đến mặt trời, nghĩa là khoảng 150 triệu km (chính thức là 149.597.870,700 km). Đơn vị thiên văn thường được viết tắt là AU (tiếng Anh: astronomical unit).
Người ta thường sử dụng đơn vị thiên văn cho các khoảng cách trong hệ mặt trời. Khoảng cách giữa mặt trời và hành tinh lùn sao diêm vương tinh 40 đơn vị thiên văn (40 AU). Khoảng cách giữa mặt trời với sao thuỷ là 0,4 AU, với sao kim là 0,7 AU, với sao hoả là 1,2 AU, với sao mộc là 5,2 AU , với sao thổ là 9,54 AU, với sao thiên vương là 19,2 AU, với sao hải vương là 30,1 AU.
Khoảng cách giữa trái đất và mặt trời là không quá nóng như với sao thuỷ, sao kim mà cũng không quá lạnh lẽo như với các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Chính nhờ vậy trái đất mới phù hợp cho muôn loài sinh vật duy trì sự sống.
Một vài thông tin về trái đất của chúng ta: Bán kính 6.378 km, diện tích khoảng 500 triệu km2, thể tích bằng 1/1.300.000 so với mặt trời, đại dương chiếm tới 71% diện tích trái đất, tốc độ quay tính ở xích đạo là 465m/giây, chu kỳ tự quay là 23 giờ 56 phút, chu kỳ quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ 9 phút, tốc độ quỹ đạo trái đất là 30 km/giây. Trái đất xuất hiện cách đây khoảng 4,6 tỷ năm và các nhà khoa học phỏng đoán sự sống sẽ còn tồn tại trên trái đất khoảng 3 tỷ năm nữa nếu môi trường không bị phá hoại quá nghiêm trọng.


Theo NongNghiep.vn