Mới cập nhật

Đền Voi Phục – Thủ Lệ: Tây Trấn Thăng Long thành



 

 Đền Voi Phục tọa lạc bên cạnh công viên Thủ Lệ, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội là trấn phía Tây của “Thăng Long Tứ Trấn”. Đền được xem là một trong những nơi linh thiêng bậc nhất của Thủ đô ngàn năm văn hiến.



e2a7ebf2b_anh_1.jpg                                               Cổng đền Voi Phục, Trấn Tây thành Thăng Long



Đền thờ Linh Lang Đại Vương. Theo Thần phả, Thần tích và truyền thuyết đã được ghi chép ở nhiều tư liệu Hán Nôm thì Linh Lang Đại Vương là con thứ tư của vua Lý Thái Tông, mẹ là cung phi Cảo Nương (Hoàng phi họ Nguyễn) người làng Bồng Lai (Đan Phượng). Khi sinh ra Hoàng tử có tướng mạo ngôi ngô, khác người, ngực có 27 vết vảy rồng và 7 hàng chấm sáng long lanh như ngọc. Lớn lên gặp cảnh quân Tống do Triệu Tiết và Quách Quỳ thống lĩnh phối hợp với quân Chiêm sang xâm lược nước ta. Hoàng tử xin vua một ngọn cờ hồng, một cây giáo dài, một thớt voi đực, thống lĩnh hơn 10 vạn quân cùng với 121 binh sĩ Trại Thủ Lệ ra trận. Giặc đã tan, Linh Lang tâu với vua “Thần vốn không phải con vua, mà là con của Long quân thác sinh vào làm Hoàng tử để giúp nước trị giặc. Nay giặc đã dẹp yên thần xin được trở về Thủy tộc.” Nói rồi hóa giao long bò xuống hồ biến mất.



e2a7ebf2b_anh_2.jpgTuy nhiên các nhà sử học cho rằng: Dưới triều Lý có hoàng tử Hoàng Chân nuôi 500 quân lính tinh nhuệ ở vùng Thị Trại. Năm 1077, trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trong trận chống Tống, Hoàng Chân cùng Chiêu Văn đã anh dung hy sinh. Vua đã sắc phong Hoàng tử Hoàng Chân là Linh Lang Đại Vương và cho xây đền ở Thủ Lệ để thờ.

 

e2a7ebf2b_anh_3.jpg

e2a7ebf2b_anh_5.jpg                                        Đền Voi Phục là điểm đến linh thiêng của nhiều người dân Thủ Đô

Sở dĩ gọi là đền Voi Phục có trước cửa ngoài đến có hai con voi quỳ phục. Trong truyền thuyết về Linh Lang Đại Vương cũng có nhắc đến Vương cưỡi voi ra dẹp giặc. Đền Voi Phục hiện nay khang trang, bên cạnh là hồ nước và có nhiều cây xanh, đặc biệt nhiều cây cổ thụ. Đền được trùng tu gần đây nhất là vào dịp kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

 

Đền được xây dựng theo mô hình tiền Thánh – hậu Mẫu. Phía trước là đền thờ Linh Lang Đại Vương, phía sau thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Đền thờ Linh Lang Đại Vương có dạng chữ Công. Tiền đường 5 gian và hậu cung cũng 5 gian. Trung đường có gian chạy nối liền Tiền đường với Hậu cung. Phía trước đền là sân đền, phía dưới sân đền là hồ bán nguyệt. Bên cạnh đó ở đền Voi Phục còn có khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

 

e2a7ebf2b_anh_4.jpg

                                                 Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Ngoài đền Voi Phục Thủ đề cũng có một số nơi khác Linh Lang Đại Vương được thờ tự như một vị Thành hoàng làng, tiêu biểu như làng Bảo Hà, Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng với pho tượng Đức Linh Lang Đại Vương đứng lên ngồi xuống. Tuy nhiên đền Voi Phục Thủ Lệ được xem là nơi thờ tự chính. 

 

Thăng Long tứ trấn bao gồm:


Trấn Bắc: Đền Quán Thánh (Thờ Huyền Thiên Trấn Vũ)

Trấn Nam: Đền Kim Liên (Thờ Cao Sơn Đại Vương)

Trấn Đông: Đền Bạch Mã (Thờ thần Long Đỗ)

Trấn Tây: Đền Voi Phục (Thờ Linh Lang Đại Vương)


Theo Sóng trẻ