NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ CON NGƯỜI (Bài 10): CON NGƯỜI VÀ SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI
PGS,TS Đàm Đức Vượng
1. Con người và sự phân công lao động xã hội là một trong những đặc trưng chủ yếu của mọi thời đại. Vấn đề phân công lao động được thể hiện với tư cách là sự phân công lao động xã hội, thì sẽ trở thành vấn đề xã hội, được nhiều người quan tâm. Khi anh nói, anh là người dân, xem ra có vẻ bình thường, nhưng khi anh nói, anh là một thành viên của xã hội, thì có vẻ sang trọng hơn, quan trọng hơn và có vị trí hơn, vì anh đã bộc lộ tinh thần và trách nhiệm của anh trong đó, với tư cách là thành viên của xã hội.
Bước nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, trước hết, gắn liền với sự phân công lao động xã hội, khiến cho xã hội nguyên thủy thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, tiến sang một xã hội năng động hơn, sáng tạo hơn, qua đó thấy rằng, việc phân công lao động xã hội quan trọng biết chừng nào.
Vấn đề đặt ra ở đây trong việc phân công lao động xã hội không xuất phát từ những yếu tố khách quan, mà nó được ràng buộc bởi yếu tố chủ quan của người đứng đầu một tổ chức, một cơ quan, đơn vị, bộ máy từ trung ương đến địa phương, tạo sự chuyên môn hóa những bộ phận, công việc thuộc quá trình sản xuất của xã hội.
Phân công lao động hợp lý sẽ tạo ra năng suất lao động và hiệu quả công tác và ngược lại. Vì vậy, việc phân công lao động xã hội là rất quan trọng, nó quyết định số phận của mỗi con người và quyết định thành bại của mỗi một tổ chức, cơ quan, đơn vị. Khi phân công lao động diễn ra sâu sắc (phân chia lao động trí óc và lao động chân tay) và rộng khắp (tách nghề thủ công ra khỏi trồng trọt, tách thành thị ra khỏi nông thôn), thì chính nó đã tạo cơ sở để hình thành nhưng đơn vị mới, những cộng đồng dân tộc, cộng động xã hội và chính trị.
Khi phân công lao động trở thành phân công lao động xã hội, thì xuất hiện tình trạng lệ thuộc lâu dài của các nhóm người vào những công việc nhất định. Thông thường, con người tiếp nhận và làm các nghề nghiệp của tổ tiên họ truyền lại. Thể chế chính trị hình thành một hệ thống khá phát triển các quan hệ, các thiết chế và các quan niệm để quy định một cách rất cụ thể nhằm cột chặt con người vào sản xuất và các hoạt động nghiệp vụ. Nhu cầu về sản xuất và công tác nhằm đáp ứng sự phân công lao động chủ quan, khẳng định một hình thức xã hội gắn với hoạt động nhất định và quy định sự hoạt động của cá nhân. Từng cá nhân trở thành con người lịch sử cụ thể khi cá nhân ấy biết giới hạn khả năng về mặt tâm sinh, lý của mình như thế nào trong công việc được phân công.
Trong đời sống xã hội, có người suốt đời lao động chân tay, gọi là lao động vật chất. Những người này thường không có thì giờ và khả năng để nhận thức môi trường tự nhiên và môi trường xã hội chung quanh họ. Họ không có kinh nghiệm và thói quen suy nghĩ độc lập, cho nên dễ trở thành nạn nhân của những định kiến và sự sai bảo vô căn cứ. Mặt khác, lại có những người chuyên hoạt động trên lĩnh vực tinh thần, gọi là lao động tinh thần, những người chuyên sản xuất ra tư tưởng, theo đó, triết học và khoa học, đạo đức và tư tưởng, chính trị và pháp quyền, văn học và nghệ thuật cũng xuất hiện. Giữa các lĩnh vực ấy, có mối quan hệ rất phức tạp, mâu thuẫn nhau. Hiển nhiên là tình trạng chuyên môn hóa theo khung ngành như thế không xuất phát từ cơ cấu khả năng của con người, mà xuất phát từ nhu cầu xã hội. Sự phân công lao động kiểu này vẫn đang tiếp diễn – mặc dù quá trình đó diễn ra quanh co, vòng vèo. Cũng giống như quá trình phát triển sinh học xảy ra, phải nhờ có sự phân hóa rất phức tạp các bộ phận trong cơ thể, thì việc phân công lao động xã hội nằm trong dòng chảy của sự thống nhất, nhưng không đồng nhất. Những người này được giao trách nhiệm hướng dẫn xã hội về mặt tinh thần, do đó, nếu không biết định vị cho mình có một nhận thức đúng đắn trong việc đánh giá con người và xã hội, thì họ không thể phân biệt được đâu là sự thật và đâu là giả dối.
Các nhà lý luận thường tách khỏi cuộc sống thực tế. “Họ tỏ ra là bắt đầu tưởng tượng thực tế, nhưng lại không phải tưởng tượng về thực tế”1. Đây là câu nói trừu tượng, nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc, thâm thúy. Quá trình phân công lao động xã hội đã tạo ra những con người chỉ chuyên về từng mặt, làm những nghề chuyên môn. Ai tập trung cả đời chuyên môn làm một công việc nhất định sẽ trở thành chuyên gia hoặc công nhân có tay nghề cao và ngược lại. Khi so sánh một xã hội có những người làm nghề khác nhau, cũng giống như một cơ thể chia thành nhiều bộ phận có chức năng khác nhau, là để thấy rằng, mặc dù có nhiều nghề khác nhau, nhưng cả xã hội vẫn là một chỉnh thể; các ngành nghề bổ sung lẫn nhau; người làm nghề phụ cũng là một lực lượng lao động xã hội.
Khi đất nước tiến vào nền đại công nghiệp, thì sự phân công lao động cũng phải tiến đến một trình độ rất cao, có như thế mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất và lao động hiện đại. Tuy nhiên, không thể biến người công nhân phụ thuộc vào máy móc, mà phải làm cho người công nhân làm chủ được máy móc. Sản xuất trong nền đại công nghiệp, đòi hỏi người thợ phải có trình độ điều khiển máy móc hiện đại. Lao động trí óc trong nền đại công nghiệp đòi hỏi người trí thức phải rất giỏi nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Thiếu một trong ba tiêu chuẩn này, sẽ trở thành anh “cán bộ què”.
2.Nhìn vào thực tế của xã hội ta hiện nay, thấy rằng, vấn đề phân công lao động đang còn rất nhiều việc phải làm, chẳng hạn, vì sao đang còn hàng trăm nghìn người tốt nghiệp đại học và trung học, nhưng vẫn chưa có việc làm? Đó là do chất lượng đào tạo chưa tốt, còn rất phiến diện, dẫn đến trình độ chuyên môn chưa sâu, nên không đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp; đồng thời, cùng do xã hội chưa tạo ra những đơn vị cần thiết để giải quyết việc làm cho những người thất nghiệp. Cũng xuất phát từ sự phân công lao động xã hội chưa tốt, cho nên mới xảy ra tình trạng đào tạo tràn lan, ngành nghề này cần, nhưng không đào tạo, trong khi ngành nghề khác, xã hội không có nhu cầu nhiều, lại đào tạo nhiều. Sự phối hợp giữa các ngành chưa tốt, cho nên dẫn đến tình trạng cung và cầu không tỷ lệ thuận, mà là tỷ lệ nghịch. Trong khi chúng ta thừa cán bộ, lại thiếu chuyên gia thật sự giỏi.
Tổ chức của chúng ta từ trước đến nay hình thành ra hai bộ máy: bộ máy đảng và bộ máy chính quyền. Bộ máy đảng làm công tác đảng, bộ máy chính quyền làm công tác chính quyền, trong khi mục tiêu của đất nước là cùng thực hiện nhiệm vụ xây dựng một nền đại công nghiệp cơ khí hóa và điện khí hóa toàn quốc.
Tinh giảm biên chế theo kiểu loại bỏ một vài người phục vụ, nhân viên “thấp cổ bé họng”, hoặc mấy ông bà ốm yếu sắp đến tuổi về hưu là kiểu tinh giảm biên chế “ăn đong”, không cơ bản. Vấn đề cơ bản là phải xem lại và sắp xếp lại bộ máy của chúng ta từ trung ương đến địa phương.
Phân công lao động xã hội phải tương ứng với việc phát triển lực lượng sản xuất, nhưng chỉ riêng việc phát triển lực lượng sản xuất cũng chưa đủ, mà phải tính đến quan hệ sản xuất, cụ thể là công việc đòi hỏi phải cải tạo toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội, nhất là phải xem lại chính sách đào tạo và chính sách lao động. Chung quy lại, phải có những con người thật sự vì nước, vì dân, có trình độ giáo dục và trình độ quản lý và trình độ tổ chức để làm những công việc trên, thì may ra mới có thể dẫn đến sự phân công lao động xã hội hợp lý.
Sự phân công lao động xã hội hợp lý sẽ dẫn đến xã hội giàu có, công bằng, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, dân chủ, hạnh phúc. Xã hội ta sẽ là xã hội pháp quyền được xây dựng trên nền tảng dân chủ.
——
* C.Mác và Ph.Ăngghen: Hệ tư tưởng Đức, trong C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, bản tiếng Đức, tập 3, tr. 31.
1. Con người và sự phân công lao động xã hội là một trong những đặc trưng chủ yếu của mọi thời đại. Vấn đề phân công lao động được thể hiện với tư cách là sự phân công lao động xã hội, thì sẽ trở thành vấn đề xã hội, được nhiều người quan tâm. Khi anh nói, anh là người dân, xem ra có vẻ bình thường, nhưng khi anh nói, anh là một thành viên của xã hội, thì có vẻ sang trọng hơn, quan trọng hơn và có vị trí hơn, vì anh đã bộc lộ tinh thần và trách nhiệm của anh trong đó, với tư cách là thành viên của xã hội.
Bước nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, trước hết, gắn liền với sự phân công lao động xã hội, khiến cho xã hội nguyên thủy thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, tiến sang một xã hội năng động hơn, sáng tạo hơn, qua đó thấy rằng, việc phân công lao động xã hội quan trọng biết chừng nào.
Vấn đề đặt ra ở đây trong việc phân công lao động xã hội không xuất phát từ những yếu tố khách quan, mà nó được ràng buộc bởi yếu tố chủ quan của người đứng đầu một tổ chức, một cơ quan, đơn vị, bộ máy từ trung ương đến địa phương, tạo sự chuyên môn hóa những bộ phận, công việc thuộc quá trình sản xuất của xã hội.
Phân công lao động hợp lý sẽ tạo ra năng suất lao động và hiệu quả công tác và ngược lại. Vì vậy, việc phân công lao động xã hội là rất quan trọng, nó quyết định số phận của mỗi con người và quyết định thành bại của mỗi một tổ chức, cơ quan, đơn vị. Khi phân công lao động diễn ra sâu sắc (phân chia lao động trí óc và lao động chân tay) và rộng khắp (tách nghề thủ công ra khỏi trồng trọt, tách thành thị ra khỏi nông thôn), thì chính nó đã tạo cơ sở để hình thành nhưng đơn vị mới, những cộng đồng dân tộc, cộng động xã hội và chính trị.
Khi phân công lao động trở thành phân công lao động xã hội, thì xuất hiện tình trạng lệ thuộc lâu dài của các nhóm người vào những công việc nhất định. Thông thường, con người tiếp nhận và làm các nghề nghiệp của tổ tiên họ truyền lại. Thể chế chính trị hình thành một hệ thống khá phát triển các quan hệ, các thiết chế và các quan niệm để quy định một cách rất cụ thể nhằm cột chặt con người vào sản xuất và các hoạt động nghiệp vụ. Nhu cầu về sản xuất và công tác nhằm đáp ứng sự phân công lao động chủ quan, khẳng định một hình thức xã hội gắn với hoạt động nhất định và quy định sự hoạt động của cá nhân. Từng cá nhân trở thành con người lịch sử cụ thể khi cá nhân ấy biết giới hạn khả năng về mặt tâm sinh, lý của mình như thế nào trong công việc được phân công.
Trong đời sống xã hội, có người suốt đời lao động chân tay, gọi là lao động vật chất. Những người này thường không có thì giờ và khả năng để nhận thức môi trường tự nhiên và môi trường xã hội chung quanh họ. Họ không có kinh nghiệm và thói quen suy nghĩ độc lập, cho nên dễ trở thành nạn nhân của những định kiến và sự sai bảo vô căn cứ. Mặt khác, lại có những người chuyên hoạt động trên lĩnh vực tinh thần, gọi là lao động tinh thần, những người chuyên sản xuất ra tư tưởng, theo đó, triết học và khoa học, đạo đức và tư tưởng, chính trị và pháp quyền, văn học và nghệ thuật cũng xuất hiện. Giữa các lĩnh vực ấy, có mối quan hệ rất phức tạp, mâu thuẫn nhau. Hiển nhiên là tình trạng chuyên môn hóa theo khung ngành như thế không xuất phát từ cơ cấu khả năng của con người, mà xuất phát từ nhu cầu xã hội. Sự phân công lao động kiểu này vẫn đang tiếp diễn – mặc dù quá trình đó diễn ra quanh co, vòng vèo. Cũng giống như quá trình phát triển sinh học xảy ra, phải nhờ có sự phân hóa rất phức tạp các bộ phận trong cơ thể, thì việc phân công lao động xã hội nằm trong dòng chảy của sự thống nhất, nhưng không đồng nhất. Những người này được giao trách nhiệm hướng dẫn xã hội về mặt tinh thần, do đó, nếu không biết định vị cho mình có một nhận thức đúng đắn trong việc đánh giá con người và xã hội, thì họ không thể phân biệt được đâu là sự thật và đâu là giả dối.
Các nhà lý luận thường tách khỏi cuộc sống thực tế. “Họ tỏ ra là bắt đầu tưởng tượng thực tế, nhưng lại không phải tưởng tượng về thực tế”1. Đây là câu nói trừu tượng, nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc, thâm thúy. Quá trình phân công lao động xã hội đã tạo ra những con người chỉ chuyên về từng mặt, làm những nghề chuyên môn. Ai tập trung cả đời chuyên môn làm một công việc nhất định sẽ trở thành chuyên gia hoặc công nhân có tay nghề cao và ngược lại. Khi so sánh một xã hội có những người làm nghề khác nhau, cũng giống như một cơ thể chia thành nhiều bộ phận có chức năng khác nhau, là để thấy rằng, mặc dù có nhiều nghề khác nhau, nhưng cả xã hội vẫn là một chỉnh thể; các ngành nghề bổ sung lẫn nhau; người làm nghề phụ cũng là một lực lượng lao động xã hội.
Khi đất nước tiến vào nền đại công nghiệp, thì sự phân công lao động cũng phải tiến đến một trình độ rất cao, có như thế mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất và lao động hiện đại. Tuy nhiên, không thể biến người công nhân phụ thuộc vào máy móc, mà phải làm cho người công nhân làm chủ được máy móc. Sản xuất trong nền đại công nghiệp, đòi hỏi người thợ phải có trình độ điều khiển máy móc hiện đại. Lao động trí óc trong nền đại công nghiệp đòi hỏi người trí thức phải rất giỏi nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Thiếu một trong ba tiêu chuẩn này, sẽ trở thành anh “cán bộ què”.
2.Nhìn vào thực tế của xã hội ta hiện nay, thấy rằng, vấn đề phân công lao động đang còn rất nhiều việc phải làm, chẳng hạn, vì sao đang còn hàng trăm nghìn người tốt nghiệp đại học và trung học, nhưng vẫn chưa có việc làm? Đó là do chất lượng đào tạo chưa tốt, còn rất phiến diện, dẫn đến trình độ chuyên môn chưa sâu, nên không đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp; đồng thời, cùng do xã hội chưa tạo ra những đơn vị cần thiết để giải quyết việc làm cho những người thất nghiệp. Cũng xuất phát từ sự phân công lao động xã hội chưa tốt, cho nên mới xảy ra tình trạng đào tạo tràn lan, ngành nghề này cần, nhưng không đào tạo, trong khi ngành nghề khác, xã hội không có nhu cầu nhiều, lại đào tạo nhiều. Sự phối hợp giữa các ngành chưa tốt, cho nên dẫn đến tình trạng cung và cầu không tỷ lệ thuận, mà là tỷ lệ nghịch. Trong khi chúng ta thừa cán bộ, lại thiếu chuyên gia thật sự giỏi.
Tổ chức của chúng ta từ trước đến nay hình thành ra hai bộ máy: bộ máy đảng và bộ máy chính quyền. Bộ máy đảng làm công tác đảng, bộ máy chính quyền làm công tác chính quyền, trong khi mục tiêu của đất nước là cùng thực hiện nhiệm vụ xây dựng một nền đại công nghiệp cơ khí hóa và điện khí hóa toàn quốc.
Tinh giảm biên chế theo kiểu loại bỏ một vài người phục vụ, nhân viên “thấp cổ bé họng”, hoặc mấy ông bà ốm yếu sắp đến tuổi về hưu là kiểu tinh giảm biên chế “ăn đong”, không cơ bản. Vấn đề cơ bản là phải xem lại và sắp xếp lại bộ máy của chúng ta từ trung ương đến địa phương.
Phân công lao động xã hội phải tương ứng với việc phát triển lực lượng sản xuất, nhưng chỉ riêng việc phát triển lực lượng sản xuất cũng chưa đủ, mà phải tính đến quan hệ sản xuất, cụ thể là công việc đòi hỏi phải cải tạo toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội, nhất là phải xem lại chính sách đào tạo và chính sách lao động. Chung quy lại, phải có những con người thật sự vì nước, vì dân, có trình độ giáo dục và trình độ quản lý và trình độ tổ chức để làm những công việc trên, thì may ra mới có thể dẫn đến sự phân công lao động xã hội hợp lý.
Sự phân công lao động xã hội hợp lý sẽ dẫn đến xã hội giàu có, công bằng, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, dân chủ, hạnh phúc. Xã hội ta sẽ là xã hội pháp quyền được xây dựng trên nền tảng dân chủ.
——
* C.Mác và Ph.Ăngghen: Hệ tư tưởng Đức, trong C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, bản tiếng Đức, tập 3, tr. 31.