Do đâu Startup Việt vẫn ‘chạy’ sang Singapore khởi nghiệp?
Hiện tượng startup Việt chuyển dịch sang Singapore khởi nghiệp đã được Chính phủ nhận diện, nhưng chưa có hành động quyết liệt cho vấn đề này.
Thành lập nhanh, ưu đãi nhiều
Từ năm 2016, đã xuất hiện làn sóng “khai sinh” doanh nghiệp tại Singapore để được hưởng các ưu đãi và hiện thực hóa chiến lược mở rộng ra thế giới.
Đại
diện Tập đoàn Internet Novaon – một trong những doanh nghiệp đi theo
làn sóng này, chia sẻ: “Ở Singapore, doanh nghiệp nước ngoài thành lập
startup chỉ mất 2 ngày, với vốn tối thiểu chỉ là… 1 USD”.
Theo
luật sư Phạm Bạch Dương (Công ty Luật Duane Morris Việt Nam), cho biết
thêm, Singapore có rất nhiều ưu đãi cho startup, ngay cả khi startup
chưa có giấy phép vẫn có thể chuyển 5% tổng số tiền đầu tư hoặc 300.000
USD để chuẩn bị trước khi đầu tư ra nước ngoài.
Còn
theo ông David Nguyễn Vũ, Giám đốc Phòng Thương mại Việt Nam tại
Singapore (VietCham Singapore) cho biết, Singapore dành nhiều ưu đãi cho
startup, như miễn giảm thuế trong 3 năm đầu, trong đó, miễn thuế với
100.000 đô-la Singapore doanh thu đầu tiên…
Chính phủ mới nhận diện bước đầu
Đã
2 năm trôi qua, làn sóng này vẫn tiếp tục nhưng dường như Chính phủ
Việt Nam vẫn chưa có động thái gì mạnh mẽ, quyết liệt, cụ thể.
Ông
Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT CTCP Giấy Sài Gòn, nêu hiện tượng nhiều
startup của Việt Nam phải chạy sang tận Singapore khởi nghiệp rồi quay
lại Việt Nam, đây có phải là sự mất niềm tin hay không? Ngoài ra, gần
đây có những phản biện của một số lãnh đạo chủ yếu là bao biện khiến
niềm tin bị lung lay. Vậy Chính phủ có biết điều này không?
Chia
sẻ về vấn đề này, TS. Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của
Thủ tướng Chính phủ, cho rằng doanh nghiệp Việt sang tận Singapore để
startup Chính phủ đã có thông tin, hiện chưa có phân tích cụ thể do mới
chỉ nhận diện được bước đầu.
Nguyên
nhân là hoạt động của các startup hầu hết là những sản phẩm sáng tạo,
sản phẩm mới, khác với sản phẩm hiện tại. Do đó, khi doanh nghiệp
startup đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì sản phẩm hay mô hình kinh doanh này lại chưa được đề cập trong luật, dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt phải đăng kí startup ở nước ngoài.
Còn
lý do nữa khiến doanh nghiệp Việt phải startup tại nước ngoài, đó là
thủ tục hành chính rườm rà. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết
tâm giảm 50% thủ tục hành chính. Kết quả là năm 2017 số lượng doanh
nghiệp thành lập mới tăng 15,2%, cao nhất từ trước tới nay, đạt 126.859
doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký 1.295 nghìn tỷ đồng.
Chia
sẻ thêm, ông Ngoạn nói thẳng: “Dù vấn đề đã được nhận diện, đó là phải
giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp,
nhưng khi tổ chức triển khai thực hiện lại dở. Ngay khâu xây dựng thể
chế, ban hành chính sách ở mọi cấp, ở khâu nào tôi cũng thấy tương đối,
không đi đến cùng, tận ngóc ngách của vấn đề. Chính phủ vẫn đang nỗ lực
rất nhiều để đổi mới, kéo các startup về Việt Nam, là nơi “đất lành chim
đậu”.
Hiện đang
có dịch vụ xuyên biên giới, Tổ tư vấn đã có đề nghị chính thức giao cho
một số bộ ngành nghiên cứu ban hành văn bản pháp lý về vấn để này, tạo
môi trường thử nghiệm trước khi chính thức đưa vào hoạt động đại trà.
Kinh nghiệm Trung Quốc cũng đã làm vậy.
Theo Vietnambiz.