“YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM” MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐÁNG GHI NHỚ
PGS,TS Đàm Đức Vượng
Hội nghị hòa bình Paris 1919 sau Thế chiến lần 1 (1914-1918) (Nguồn:www.cliohistory.org)
Trên trang mạng gần đây xuất hiện bản “Kiến
nghị: Cần sẵn sàng “kỷ luật” cả … Bác”, nêu vấn đề “Yêu sách của nhân dân An
Nam” là đòi quyền tự do, dân chủ. Nay những nhà dân chủ cũng đòi quyền ấy, lại
bị tống giam, hoặc chí ít cũng bị kỷ luật, vậy thì có “cần sẵn sàng” “kỷ luật”
cả Bác” hay không?. Kiến nghị viết: “Trong hoàn cảnh hiện nay, rõ ràng việc tổ
chức kỷ niệm 100 năm (1919-2019) ngày ra đời “văn kiện lịch sử” như Yêu sách
của nhân dân An Nam là hết sức “nhạy cảm, phúc tạp”, nhưng làm ngơ là thiếu trách
nhiệm, khiến “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trở thành trầm trọng hơn, Đảng ta
cần nghiêm khắc, “tự phê”, rút kinh nghiệm sâu sắc và sửa sai ngay”. Kiến nghị
này cho rằng, Yêu sách của nhân dân An Nam là “tên chung của một nhóm các nhân
vật lịch sử lừng danh như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh,
“bác” chỉ là giúp việc”. Những dòng kiến nghị trên đây đều viết không đúng,
xuyên tạc trong cách nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử. Trong sách “Những mẩu
chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của tác giả Trần Dân Tiên viết:
“Ông
Nguyễn tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pari và ở các tỉnh Pháp. Với danh
nghĩa của tổ chức này, ông đã đưa những yêu cầu ra trước Hội nghị Vécxây.
Yêu
cầu gồm có 8 khoản. Những khoản chính là:
-
Việt Nam tự trị.
-
Tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, đại xá tù chính
trị.
-
Quyền lợi bình đẳng giữa người Pháp và người Việt Nam.
-
Bãi bỏ việc bắt ép dân mua rượu và thuốc phiện. Bãi bỏ thuế đinh (người), thuế
muối và siêu dịch.
Những
yêu cầu ấy gửi đến cho các đoàn đại biểu đồng minh và tất cả nghị viên của Quốc
hội Pháp.
Cũng
nên nhắc lại ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra, nhưng lại do luật sư Phan
Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ, ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp. Cũng nên
nhắc lại là ông Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường không tán thành hoạt động
của nhóm Việt Nam yêu nước, vì các ông ấy cho nhóm thanh niên là trẻ con”1.
Qua
đoạn trích trên của một tài liệu chính thống nói lên rằng, Nguyễn Ái Quốc không
phải là người giúp việc cho ông Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường, mà là
người đề xướng đầu tiên những ý kiến về quyền tự do, dân chủ. Ông Phan Văn
Trường chỉ là người viết lại những ý kiến đó, vì lúc ấy, ông Nguyễn chưa viết
được tiếng Pháp, nên mới nhờ ông Phan Văn Trường chắp bút. Người đề xướng là
quan trọng. Vì vậy, người viết “bác chỉ là giúp việc” là không phản ánh đúng
thực chất của vấn đề, cần phải phê phán.
Khi
Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam là “Tự do hội
họp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại” chính là người nêu trong
hoàn cảnh người dân Việt Nam lúc ấy hoàn toàn không có quyền tự do, dân chủ gì
hết, chứ không phải nói cho ngày hôm nay. Nhân dân Việt Nam dưới chế độ thực
dân, đế quốc đều sống trong kiếp đời nô lệ, trong gông cùm, xiềng xích, trong
đói rách và đau thương, trong sự đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện, người
dân bị tước bỏ hoàn toàn các quyền tự do, dân chủ. Vì vậy, việc Nguyễn Ái Quốc
đòi lại các quyền ấy cho nhân dân Việt Nam là lẽ đương nhiên, rất thiện chí.
Còn hôm nay, đất nước đã được độc lập, nhân dân đã có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, giá trị cuộc sống rõ ràng được nâng lên nhiều so với trước. Nay, có
người đem gán ghép cái của ngày hôm qua vào cái của ngày hôm nay, rồi đưa ra
những kiến nghị lung tung, hiểu sai về tự do, dân chủ là khiên cưỡng và không
thể chấp nhận được.
Bây
giờ nói về bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Nguyễn Ái Quốc đề xướng và Phan
Văn Trường chắp bút, được gửi tới Hội nghị Vécxây: Năm 1918, Chiến tranh thế
giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-1-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia
chiến tranh họp Hội nghị tại thành phố Vécxây thuộc thủ đô Pari, Pháp. Hội nghị
này, ngoài tên gọi là Hội nghị Vécxây, còn có tên gọi khác là Hội nghị hòa bình
Pari. Hội nghị xác định sự thất bại của Đức và các nước đồng minh của Đức, chia
lại thị trường thế giới cho các nước đế quốc thắng trận, chủ yếu là Mỹ, Anh,
Pháp.
Nhân
danh nhóm người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị
Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Người còn thuê in thành truyền đơn,
đăng tải trên các báo, gửi đến các nhà hoạt động chính trị có tên tuổi trong
các buổi họp, mít tinh. Yêu sách còn gửi cho những Việt kiều yêu nước và gửi về
nước…
Yêu
sách viết rằng, từ ngày Đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc
đều chứa chan hy vọng theo những lời cam kết mà các cường quốc Đồng minh đã
tuyên bố với toàn thế giới, “trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man,
thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ”2.
Vì vậy, nhân dân An Nam (Việt Nam) xin kiến nghị với Chính phủ trong các nước
Đồng Minh nói chung và Chính phủ Pháp nói riêng, những yêu sách:
“1.
Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2.Cải cách nền pháp
lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo
đảm về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án
đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong
nhân dân An
Nam;
3.Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
3.Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4.Tự
do lập hội và hội họp;
5.Tự
do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6.Tự
do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các
tỉnh cho người bản xứ;
7.Thay
chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ,
do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được
những nguyện vọng của người bản xứ”3.
Tất
cả chỉ là có thế, nhưng người Kiến nghị muốn làm rùm beng lên, nào là Yêu sách
thì như thế, còn ta thì mất dân chủ, mất tự do và đề nghị trả lại tự do cho
những “nhà dân chủ” hiện thời.
Dân
chủ và tự do của Việt Nam hiện nay được bảo đảm bằng Hiến pháp và luật
pháp.Hiện nay, Nhà nước ta, ngoài Hiến Pháp ra, còn có khoảng hơn 230 luật, đạo
luật.
Trài
qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam lao động cần
cù, sáng tạo và đấu tranh anh dũng vì nền độc lập và tự do của Tổ quốc, đã hun
đúc lên truyền thống yêu nước và cách mạng để xây dựng nền văn hiến Việt Nam.
Từ
năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian
khổ, hy sinh, vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc an bình của nhân dân.
Cách
mạng tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay
là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời,
một hệ thống luật pháp được xác định, kết hợp giữa dân chủ và luật pháp, tạo
thành sức mạnh Việt Nam, trí tuệ Việt Nam. Đó là sự thật.
Nhưng
bên cạnh cái sự thật, còn có cái giả dối. Cuộc đấu tranh giữa cái thật và cái
giả là cuộc đấu tranh lâu dài trên lĩnh vực tư tưởng. Rút cục, cái thật nhất
định thắng cái giả. Những luận điệu mang tính chất thù hằn, bất mãn với chế độ,
nhất định sẽ bị lụi tàn cùng năm, tháng.
-------------
1.Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.32.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn
kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật,
Hà Nội, 2011, tập 1, tr. 469.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn
kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật,
Hà Nội, 2011, tập 1, tr. 469, 470.