Mới cập nhật

Nobel Vật lý 2017 tôn vinh khám phá đầu tiên về sóng hấp dẫn

Giải Nobel Vật lý năm nay đã được công bố thuộc về ba nhà khoa học Mỹ Rainer Weiss, Barry

Barrih và Kip Thorne vì khám phá đầu tiên về sóng hấp dẫn.




Nobel Vật lý 2017 tôn vinh khám phá đầu tiên về sóng hấp dẫn - Ảnh 1.

 Trước khi giải Nobel Vật lý được công bố năm nay, rất nhiều người trông đợi giải thưởng danh giá này sẽ thuộc về các nhà khoa học đã mang lại cho thế giới những khám phá đầu tiên về sóng hấp dẫn vào đầu năm 2016.


Giáo sư danh dự tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Rainer Weiss là nhân vật trung tâm thiết kế ra tổ hợp LIGO - đài quan sát sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế tia laser, đã đo được những gợn sóng lăn tăn trong không gian và thời gian mà nhà bác học Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước đó.

Cùng đóng góp lớn vào phát hiện này với ông Weiss còn có nhà khoa học Scotland Ronald Drever thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) – người rất tiếc đã qua đời đầu năm nay, và nhà vật lý học lý thuyết Kip Thorne cũng đến từ Caltech. Cả ba nhà khoa học này đều là những nhân vật đã cống hiến gần như trọn vẹn sự nghiệp cho công cuộc dò tìm sóng hấp dẫn.

Tuy vậy, khi Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy điển năm nay, tên của ông Ronald Drever không có trong bộ ba thắng giải. Trong khi đó, ông Barry Barish được vinh danh giải thưởng cùng hai nhà khoa học Rainer Weiss và Kip Thorne, vốn là cựu giám đốc của LIGO.

Nobel Vật lý 2017 tôn vinh khám phá đầu tiên về sóng hấp dẫn - Ảnh 2.


Giải Nobel Vật lý năm nay đã được công bố thuộc về ba nhà khoa học Rainer Weiss, Barry Barrih và Kip Thorne vì khám phá đầu tiên về sóng hấp dẫn. Ảnh: Reuters






Nobel Vật lý 2017 tôn vinh khám phá đầu tiên về sóng hấp dẫn - Ảnh 3.


Giải Nobel Vật lý năm nay đã được công bố thuộc về ba nhà khoa học Rainer Weiss, Barry Barrih và Kip Thorne vì khám phá đầu tiên về sóng hấp dẫn. Ảnh: Reuters





Hồi tháng 3-2016, ba nhà sáng lập của tổ hợp LIGO là Rainer Weiss, Kip Thorne và Ronald Drever, từng được trao giải thưởng Special Breakthrough Prize trị giá 1 triệu USD cho khám phá nói trên. Hơn 1.000 nhà khoa học cùng tham gia đóng góp trong khám phá này cũng sẽ chia sẻ 2 triệu USD của giải thưởng.

Các nhà nghiên cứu cho biết sóng hấp dẫn phát ra từ sự va chạm của hai hố đen mà lý thuyết của Einstein đã tiên đoán trước đó cả thế kỷ. Các hố đen này có trọng lượng gấp nhiều lần so với mặt trời và ở cách Trái Đất 1,3 tỉ năm ánh sáng. Khám phá ra sóng hấp dẫn sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc khai thông những cách thức giúp con người hiểu hơn về vũ trụ, trong đó có các hố đen, các ngôi sao neutron và cả những bí ẩn của vũ trụ thuở sơ khai.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao tổng cộng 110 giải Nobel Vật lý kể từ năm 1901. Tuổi trung bình của những người chiến thắng là 55 tuổi, tuy nhiên, một trường hợp được trao giải ở tuổi rất trẻ là ông William Lawrence Bragg – được vinh danh khi mới 25 tuổi cùng cha mình, về sau được xác định là gian lận. Công trình của họ liên quan tới việc sử dụng tia X để phân tích cấu trúc tinh thể.
 Cho tới nay mới có 2 phụ nữ được trao giải Nobel trong lĩnh vực này. Đó là nhà khoa học Marie Curie được vinh danh năm 1903 vì công trình về bức xạ và nhà khoa học Maria Goeppert Mayer năm 1963 cho công trình cấu trúc vỏ hạt nhân.

Theo Guardian, hiện nhà khoa học Clever-clogs John Bardeen là người duy nhất giành được cú đúp giải Nobel Vật lý vào năm 1956 và 1972.
Theo Guardian