Mới cập nhật

Nghiên cứu về CAN - CHI (Thiên Can - Địa Chi)

PGS,TS Đàm Đức Vượng

imagesNghiên cứu lý luận về Can - Chi (Thiên Can - Địa Chi) là nghiên cứu về Trời - Đất ứng dụng vào số phận của từng người qua 12 con giáp. Đây là hệ thống chu kỳ của một đời người. Nó được ứng dụng tại nhiều nước có nền văn hóa truyền thống ở phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,... Nó được áp dụng với chu kỳ 60 năm trong Âm lịch để xác định tên gọi của thời gian: giờ, ngày, tháng, năm. Nó còn được áp dụng vào trong Chiêm tinh học.

Can - Chi có thể được hình thành từ đời Nhà Thương (Trung Quốc xưa). Lúc đầu, người ta mới chỉ xới xáo lên một số điểm cơ bản như xác định Thiên Can - Địa Chi là Trời - Đất được vận dụng vào cuộc sống của mỗi con người bằng biểu tượng các con vật. Nhưng nếu ràng buộc Can - Chi phụ thuộc vào đời mình một cách trừu tượng thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Vì vậy, nhiệm vụ của nghiên cứu lý luận về Can - Chi là phải biến cái tưởng như vô lý thành cái có lý, biến cái siêu hình thành cái hữu hình. Chúng ta nghiên cứu lý luận về Can - Chi chính là nghiên cứu vấn đề Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Vì vậy, xin đừng vội quy chụp nó là duy tâm. Chúng ta hãy gạt những cái siêu hình trong Can - Chi sang một bên và thay vào đó là sự giải thích bằng khoa học về những cái hợp lý trong Can - Chi. Nhiệm vụ của khoa học thời nay là phải chuyển từ tư duy siêu hình sang tư duy biện chứng. Đó là lôgích của sự kết hợp giữa quy luật phát triển của tự nhiên với quy luật phát triển của xã hội. Thái độ đúng đắn nhất của chúng ta là bình tĩnh nghiên cứu vấn đề vì sao mà người ta lại nghĩ ra Can - Chi để rồi liên hệ tới đời sống xã hội. Vấn đề ở chỗ con người phải biết tận dụng và tận hưởng cái hiện có của thiên nhiên và hiện có trong đời sống xã hội.

Thiên Can là Trời, Địa Chi là Đất. Can - Chi là Trời - Đất gắn với xã hội loài người. Trời - Đất đứng riêng, trơ trọi một mình và không gắn kết với xã hội loài người, thì không thể gọi là Can - Chi được. Có lần, tôi đi giảng về lý số ở một viện nghiên cứu, có người hỏi tại sao không nói thẳng là Trời - Đất lại còn Can - Chi? Đây là thuật ngữ người đời xưa họ dùng, cho nên đã thành quen, không cần thiết phải bỏ. Hơn nữa, vấn đề Can - Chi không chỉ đơn thuần về Trời - Đất, mà còn có trong đó yếu tố của xã hội loài người, của từng con người sống trong xã hội. Nghiên cứu về Can - Chi, ngoài việc nghiên cứu về Trời - Đất (yếu tố bên ngoài), chúng ta còn phải nghiên cứu về xã hội loài người và mỗi con người (yếu tố bên trong). Làm thế nào để con người nhận thức được những hiện tượng thường xảy ra của Trời - Đất, để rồi con người có sự cảm thụ và thích nghi với Trời - Đất.

Mỗi Thiên Can trong 10 Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) đều có thuộc tính Ngũ Hành tương ứng. Giáp, Ất thuộc Mộc; Bính, Đinh thuộc Hỏa; Mậu, Kỷ thuộc Thổ; Canh, Tân thuộc Kim; Nhâm, Quý thuộc Thủy.

Mỗi Địa Chi trong 12 Địa Chi (Tý, biểu tượng là con Chuột; Sửu, biểu tượng là con Trâu; Dần, biểu tượng là con Hổ; Mão, biểu tượng là con Mèo; Thìn, biểu tượng là con Rồng;  Tỵ, biểu tượng là con Rắn;  Ngọ, biểu tượng là con Ngựa; Mùi, biểu tượng là con Dê; Thân, biểu tượng là con Khỉ; Dậu, biểu tượng là con Gà; Tuất, biểu tượng là con chó; Hợi, biểu tượng là con Lợn) cũng có thuộc tính của Ngũ Hành tương ứng: Tý, Hợi thuộc Thủy; Dần, Mão thuộc Mộc; Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa; Thân, Dậu thuộc Kim; Sửu, Thìn, Mùi, Tuất thuộc Thổ.

Có thể tóm tắt mối liên quan giữa Ngũ Hành, Thiên Can, Địa Chi:

































Ngũ HànhThiên CanĐịa Chi
MộcGiáp, ẤtDần, Mão, Thìn
HỏaBính, ĐinhTỵ, Ngọ, Mùi
ThổMậu, KỷThìn, Tuất, Sửu, Mùi
KimCanh, TânThân, Dậu, Tuất
ThủyNhâm, QuýHợi, Tý, Sửu

 

(Dẫn theo Thuật tướng - số cổ đại Trung Quôc của Hồng Phi Mô và Khương Ngọc Trân, sách đã dẫn, tr. 53).

Nghiên cứu lý luận về Can - Chi là nghiên cứu về sự kết hợp nó với Âm - Dương, Ngũ Hành, với quy luật của cuộc sống. Can - Chi chính là quy luật  vận hành của một đời người. Giữa Âm Dương - Ngũ Hành - Can Chi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Âm Dương - Ngũ hành là một khái niệm triết học. Sử dụng khái niệm này, có thể khái quát được tất cả mọi thứ về vũ trụ, trời đất, tự nhiên, xã hội, con người. Trong “Kinh Dịch” có câu: “Vô cực sinh Thái cực và Thái cực sinh Lưỡng nghi”. Lưỡng nghi mà trong Kinh Dịch viết chính là Âm Dương. Trong sách “Dịch truyện” viết: “Một Âm một Dương gọi là Đạo”. Đạo ở đây chính là quy luật của sự phát triển biến hóa trong vũ trụ, trời đất, nói chung là trong tự nhiên. “Đạo” ở đây chính là sự phát triển trên cơ sở học thuyết của Lão Tử (Đạo Giáo). Lão Tử cho rằng, vạn vật sinh ra và biến đổi là nhờ có “Đạo”. Trên trái đất cũng như trong tự nhiên không có sự bất biến, và trong quá trình biến đổi, mọi sự vật đều trở thành mặt đối lập trong sự thống nhất của nó. Con người phải noi theo quy luật tự nhiên của sự vật, làm trái quy luật tự nhiên sẽ bị chuốc vạ vào người.

Sách “Lịch Vạn sự Giáp Ngọ 2014 - Vạn sự bất cầu nhân” của tác giả Phúc Hải (Nhà Xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2013) đã liệt kê bảng Lục thập giáp kết hợp với Âm Dương, Ngũ Hành và tuổi xung khắc:

















































































































































































































































































































































































TTNgày,

tháng, năm
Thuộc

hành
Xung khắc với các tuổi
1Giáp TýKimNhâm Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Dân, Canh Thân
2Ất SửuKimKỷ Mùi, Quý Mùi, Tân Mão, Tân Dậu
3Bính DầnHỏaGiáp Thân, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn
4Đinh MãoHỏaẤt Dậu, Quý Dậu, Quý Tỵ, Quý Hợi
5Mậu ThìnMộcCanh Tuất, Bính Tuất
6Kỷ TỵMộcNhâm Tý, Bính Tý
7Canh NgọThổNhâm Tý, Bính Tý, Giáp Thân, Giáp Dần
8Tân MùiThổQuý Sửu, Đinh Sửu, Ất Dậu, Ất Mão
9Nhâm ThânKimBính Dần, Canh Dần, Bính Thân
10Quý DậuKimĐinh Mão, Tân Mão, Đinh Dậu
11Giáp TuấtHỏaNhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất
12Ất HợiHỏaQuý Tỵ, Tân Tỵ, Tân Hợi
13Bính TýThủyCanh Ngọ, Mậu Ngọ
14Đinh SửuThủyTân Mùi, Kỷ Mùi
15Mậu DầnThổCanh Thân, Giáp Thân
16Kỷ MãoThổTân Dậu, Ất Dậu
17Canh ThìnKimGiáp Tuất, Mậu Tuất, Giáp Thìn
18Tân TỵKimẤt Hợi, Kỷ Hợi, Ất Tỵ
19Nhâm NgọMộcMậu Dần, Bính Dần, Canh Ngọ, Canh Tý
20Quý MùiMộcKỷ Mão, Đinh Mão, Tân Mùi, Tân Sửu
21Giáp ThânThủyMậu Thìn, Nhâm Thìn, Ngọ, Tuất, Tý
22Ất DậuThủyKỷ Tỵ, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Hợi, Quý Sửu
23Bính ThuấtThổBính Ngọ, Giáp Ngọ
24Đinh HợiThổĐinh Mùi, Ất Mùi
25Mậu TýHỏaNhâm Thân, Mậu Thân, Giáp Tý, Giáp Ngọ
26Kỷ SửuHỏaQuý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi
27Canh DầnMộcNhâm Thân, Mậu Thân, Giáp Tý, Giáp Ngọ
28Tân MãoMộcQuý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu, Ất Mùi
29Nhâm ThìnThủyBính Tuất, Giáp Tuất, Bính Dần
30Quý TỵThủyĐinh Hợi, Ất Hợi, Đinh Mão
31Giáp NgọKimMậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần, Canh Thân
32Ất MùiKimKỷ Sửu, Quý Sửu, Tân Mão, Tân Dậu
33Bính ThânHỏaGiáp Dần, Nhâm Dần
34Đinh DậuHỏaẤt Mão, Quý Mão, Quý Dậu, Quý Tỵ, Quý Hợi
35Mậu TuấtMộcCanh Thìn, Bính Thìn
36Kỷ HợiMộcTân Tỵ, Đinh Tỵ
37Canh TýThổNhâm Ngọ, Bính Ngọ, Giáp Thân, Giáp Dần
38Tân SửuThổQuý Mùi, Đinh Mùi, Ất Dậu, Ất Mão
39Nhâm DầnKimCanh Thân, Bính Thân, Bính Dần
40Quý MãoKimTân Dậu, Đinh Dậu, Đinh Mão
41Giáp ThìnHỏaNhâm Tuất, Canh Tuất, Canh Thìn
42Ất TỵHỏaQuý Hợi, Tân Hợi, Tân Tỵ
43Bính NgọThủyMậu Tý, Canh Tý
44Đinh MùiThủyKỷ Sửu, Tân Sửu
45Mậu ThânThổCanh Dần, Giáp Dần
46Kỷ DậuThổTân Mão, Ất Mão
47Canh TuấtKimGiáp Thìn, Mậu Thìn, Giáp Tuất
48Tân HợiKimẤt Tỵ, Kỷ Tỵ, Ất Hợi
49Nhâm TýMộcGiáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Tuất, Bính Thìn
50Quý SửuMộcẤt Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi, Đinh Tỵ
51Giáp DầnThủyMậu Thân, Bính Thân, Canh Ngọ, Canh Tý
52Ất MãoThủyKỷ Dậu, Đinh Dậu, Tân Mùi, Tân Sửu
53Bính ThìnThổMậu Tuất, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn, Nhâm Tý
54Đinh TỵThổKỷ Hợi, Quý Hợi, Quý Mùi, Quý Sửu
55Mậu NgọHỏaBính Tý, Giáp Tý
56Kỷ MùiHỏaĐinh Sửu, Ất Sửu
57Canh ThânMộcNhâm Dần, Mậu Dần, Giáp Tý, Giáp Ngọ
58Tân DậuMộcQuý Mão, Kỷ Mão, Ất Sửu, Ất Mùi
59Nhâm TuấtThủyBính Thìn, Giáp Thìn, Bính Thân, Dần, Tuất
60Quý HợiThủyĐinh Tỵ, Ất Tỵ, Đinh Mão, Đinh Hợi, Đinh Sửu

 

Nghiên cứu lý luận về Can - Chi vẫn còn phải tiếp tục. Vấn đề đặt ra là phải biến cái không tưởng thành khoa học; biến cái không thể biết thành cái có thể biết. Nghiên cứu khoa học về Can - Chi là nghiên cứu những tri thức mới về Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa; nghiên cứu những cái hợp lý và cái không hợp lý trong Can - Chi để rồi tiếp thu cái hợp lý và tham khảo cái không hợp lý trong Can - Chi. Chúng ta cũng có thể đưa Can - Chi vào một trong những biểu hiện của hình thái ý thức xã hội.