Công bố giải Nobel Y học 2017: nghiên cứu về đồng hồ sinh học đã giành chiến thắng
Chúc mừng ba nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young.
Giải Nobel ngành Y học năm 2017 vừa được trao cho ba nhà khoa học nhờ “khám phá của họ về cơ chế phân tử điều khiển nhịp sinh học hàng ngày”, hay với cái tên “dân dã” mà ta biết đến là đồng hồ sinh học. Khám phá này đã khai sáng cho toàn bộ nhân loại về bí ẩn bấy lâu nay ta vẫn thắc mắc: tại sao con người cần ngủ, và tại sao giấc ngủ lại diễn ra.
Ba cái tên được vinh danh là Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young.
Nhịp sinh học của bản thân mỗi người là cách mà cơ thể chúng ta điều hòa hoạt mỗi một ngày trôi qua, và nó ảnh hưởng tới hành vi, mức hormone trong cơ thể, thân nhiệt và quá trình trao đổi chất của từng cá thể người. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những thứ ảnh hưởng tới giấc ngủ - như chứng mất ngủ, việc đi máy bay từ nước này sang nước khác làm lệch múi giờ sinh hoạt – có thể để lại những hậu quả xấu, tăng tỉ lệ mắc nhiều bệnh khác nhau.
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng mọi sự sống trên Trái Đất – từ cây cỏ cho tới sinh vật bậc cao, con người – đều điều chỉnh “đồng hồ sinh học” dựa theo Mặt Trời, với một thứ công nghệ đặc biệt bên trong cơ thể từng cá thể.
Các nhà khoa học “đã có thể nhìn vào bên trong cái đồng hồ sinh học ấy và làm sáng tỏ cách hoạt động của nó”, văn bản công bố giải thưởng Nobel trị giá 1 triệu USD ghi rõ. Nghiên cứu này “giải thích rõ cách thức thực vật, động vật và con người thích khi với nhịp sinh học để đồng bộ hóa với sự tiến hóa của Trái Đất”.
Tuy vậy, họ không trực tiếp chỉ cho cách thức cụ thể để “vặn” cái đồng hồ sinh học ấy cho chuẩn xác. Chỉ có những lời khuyên như ngủ đủ giấc, duy trì một lịch trình ngủ đúng giờ và đều đặn, hãy chọn Mặt Trời làm mốc “chỉnh” đồng hồ sinh học. Những chuyên gia nghiên cứu đã khuyên vậy trong buổi họp báo nhận giải.
Họ đã tách riêng một gen trên ruồi giấm - gen chịu trách nhiệm điều khiển nhịp sinh học hàng ngày của con ruồi – để chỉ ra rằng gen này đã mã hóa một protein nhất định, tích lũy lại trong tế bào khi ta ngủ và tiêu biến dần đi trong suốt ngày hoạt động tiếp theo.