Câu chuyện khởi nghiệp: Nhà đầu tư chưa được quan tâm đúng mức?
Ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội tự động hoá Việt Nam cho biết: Mặc dù các nhà đầu tư là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp, tuy nhiên đối tượng này chưa được quan tâm đúng mức.
Nhận định này được ông Quân đưa ra tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp
Việt Nam 2018 được tổ chức mới đây. Cũng theo ông Quân, hầu hết các kết
quả nghiên cứu thành công đều cần nguồn lực tài chính để hoàn thiện sản
phẩm, thương mại hóa, xây dựng thương hiệu.
3 “nhà” đang thiếu lòng tin vào nhau
“Chúng
ta chỉ kêu gọi liên kết ba nhà: nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà
nước mà quên rằng ngân sách nhà nước hạn hẹp không thể đầu tư tiếp tục
cho giai đoạn thương mại hóa, còn doanh nghiệp và nhà khoa học hoặc là
thiếu lòng tin vào nhau, hoặc là chưa có chế tài của nhà nước bảo hộ hữu
hiệu quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm quyền lợi của mỗi bên khi chuyển
giao công nghệ và phát triển sản phẩm, vậy nên nhiều kết quả nghiên cứu
tốt nhưng không được đầu tư trở thành sản phẩm ở quy mô thương mại”, ông
Quân phân tích.
Theo đó, điểm mấu
chốt của hệ sinh thái khởi nghiệp chính là đầu tư mạo hiểm (venture
capital) cho doanh nghiệp start-up. Bởi từ kết quả nghiên cứu ra thị
trường, không ai, kể cả nhà khoa học và doanh nghiệp có thể khẳng định
được sản phẩm đó sẽ thành công và đem lại lợi nhuận. Vì vậy, phải tính
đến khả năng thất bại khi đầu tư.
Theo ông Quân, có hai hình thức đầu tưcho start-up:Một là,
các nhà đầu tư thiên thần, là những nhà đầu tư tự nguyệnvà trực tiếp
cho doanh nghiệp, họ chấp nhận mạo hiểm. Nếu thành công thì cùng nhau
chia sẻ lợi nhuận, còn nếu thất bại thì sẽ chấp nhận cùng chịu rủi ro. Hai là,
các nhà đầu tư thông qua các quỹ đầu tư hay các tổ chức tài chính. Các
quỹ đầu tư sẽ là nơi cung cấp các vốn mồi cho các hoạt động khởi nghiệp
sáng tạo. Các quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư quản lý nguồn vốn, sử dụng đội
ngũ tư vấn pháp lý và tư vấn kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và được hưởng lợi nhuận từ các dự án đầu tư.
Nhà nước phải đi mạo hiểm đi trước
Việc
thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm mặc dù đã được đề cập trong Luật Công
nghệ cao 2009 và Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2016, tuy nhiên,
theo ông Quân đến nay chưa khả thi do vướng quy định củamột số luật hiện
hành như Bộ luật Hình sự, Luật Ngân sách nhà nước và chưa có văn bản
hướng dẫn dưới luật, thậm chí cónhiều ý kiến cho rằng nếu đầu tư mạo
hiểm sử dụng ngân sách nhà nước mà không thành công thì cũng rất gần với
tội tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát ngân sách của Nhà nước.
Ngoài
ra, ông Quân cũng cho biết, đầu tư mạo hiểm sử dụng nguồn tài chính
ngoài nhà nước cũng dễ bị quy chụp là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài
ra, cùng chưa có tư duy chấp nhận thất bại, vì thế trên một số diễn đàn
kể cả ở Quốc hội, cóngười đòi hỏi 100% các đề tài nghiên cứu hay các dự
án khoa học sử dụng ngân sách nhà nước phải thành công, phải được ứng
dụng.
“Đó thật sự là sự đòi hỏi duy ý
chí và không phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học, bởi
tỷ lệ thành công ngay cả trong nghiên cứuứng dụng ở các nước phát triển
cũng chỉ dao động xung quanh 20% mà thôi”. Vì vậy, song hành với việc
cho phép thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, Nhà nước cần thử nghiệm để xây
dựng cơ chế vận hành loại quỹ này cho phù hợp với thể chế của mình, kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi tại Việt Nam chưa hề có
khái niệm và kinh nghiệm “đầu tư mạo hiểm”, mặc dù trong khu vực kinh tế
tư nhân việc thất bại trong kinh doanh dẫn đến phá sản là phổ biến và
doanh nghiệp dễ dàng chấp nhận yếu tố “mạo hiểm” hay “rủi ro” trong kinh
doanh.
Nói như vậy để thấy rằng nhu cầu có hệ thống văn bản pháp luật cho đầu tư mạo hiểm là rất cấp bách để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cả 3 nhà : khoa học, doanh nghiệp và đầu tư.
“Bộ
máy quản lý của Việt Nam vẫn chưa chấp nhận văn hóa thất bại, vì vậy để
có thể đầu tư mạo hiểm, Nhà nước cần đi trước một bước để có “bài học
kinh nghiệm”, từ đó ban hành quy định cho các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nhà nước trong lĩnh vực này. Nếu Nhà nước không dám đầu tư mạo
hiểm thì sẽ không xây dựng được căn cứ pháp lý và cơ chế vận hành cho
hoạt động này, kết quả là tạo ra tâm lý e ngại cho các thành phần kinh
tế khác cũng không dám đầu tư.
Kinh
nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy, cách đây mấy chục năm, để thúc đẩy hệ sinh
thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển, Chính phủ liên bang và chính quyền
các bang cũng đã sử dụng tiền ngân sách đóng góp vào các quỹ đầu tư mạo
hiểm. Khi Nhà nước “làm gương” đã thành công, đã ban hành được các quy
định pháp luật để quản lý hoạt động của các quỹ này, thì hoạt động này
dần được xã hội hóa,tư nhân hóa. Lúc đó Nhà nước chỉ đóng vai trò dẫn
dắt, tạo ra hành lang pháp lý cho Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát
triển, còn nguồn lực tài chính của các quỹ sẽ hoàn toàn là của các
thành phần kinh tế khác.
Theo enternews.