Mới cập nhật

Hình ảnh Trái Đất cực chi tiết chụp bởi vệ tinh GOES-16

Đây là những hình ảnh chụp đầu tiên bởi vệ tinh thời tiết GOES-16 của NOAA/NASA. Chúng là các hình ảnh chi tiết, rõ nét về những khu vực trên khắp địa cầu. Đây là thế hệ vệ tinh thời tiết tiếp theo, dự kiến sẽ theo dõi tình hình thời tiết trên khắp bán cầu tây.

Trong hình ảnh đầu tiên, toàn bộ Trái Đất có thể được nhìn thấy trong một hình ảnh tổng hợp màu sắc. Hình ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 1 năm 2017, được tạo ra bằng cách chụp ảnh qua một số trong tổng số 16 kênh phổ có sẵn của GOES-16.

Hình ảnh này cho thấy Bắc Mỹ và Nam Mỹ cùng các đại dương bao quanh. GOES-16 chụp hình ảnh này thẳng trên cao khoảng 35.900 km ở xích đạo, tạo ra hình ảnh một đĩa Trái Đất đầy đủ, kéo dài từ bờ biển Tây Phi, tới Guam, và những địa điểm khác.









Đĩa Trái Đất xuất hiện đầy đủ trong bức ảnh chi tiết được chụp bởi vệ tinh GOES-16. Hình ảnh: NOAA/NASA.
Đĩa Trái Đất xuất hiện đầy đủ trong bức ảnh chi tiết được chụp bởi vệ tinh GOES-16. Hình ảnh: NOAA/NASA.

Mặt Trăng chen ngang trong hình ảnh chụp Trái Đất dưới đây được GOES-16 thực hiện. GOES-16 sử dụng Mặt Trăng để hiệu chuẩn kỹ thuật, một phương pháp cũng được sử dụng bởi những vệ tinh tiền nhiệm của nó.









Mặt Trăng được sử dụng để hiệu chuẩn kỹ thuật của vệ tinh. Hình ảnh: NOAA/NASA.
            Mặt Trăng được sử dụng để hiệu chuẩn kỹ thuật của vệ tinh. Hình ảnh: NOAA/NASA.

GOES-16 được phóng lên không gian vào ngày 19 tháng 11 năm 2016, vệ tinh trước nó là GOES-R. Cả hai vệ tinh sau này sẽ được gọi với tên là GOES-East hoặc GOES-West.

GOES-16 chụp rõ ràng một cơn bão lớn đang vượt qua Bắc Mỹ. Đây là một sự kiện thời tiết gây đóng băng với điều kiện nguy hiểm trên khắp Hoa Kỳ, gây thiệt hại lớn cho khu vực này.









Cơn bão tràn từ bắc cực xuống khiến cả khu vực Bắc Mỹ chìm trong giá lạnh. Hình ảnh: NOAA/NASA.
Cơn bão tràn từ bắc cực xuống khiến cả khu vực Bắc Mỹ chìm trong giá lạnh. Hình ảnh: NOAA/NASA.

16 tấm hình này được chụp bởi GOES-16, cho thấy Bắc Mỹ qua nhiều bước sóng khác nhau, 2 bước sóng ánh sáng khả kiến, 4 bước sóng cận hồng ngoại và 10 bước sóng hồng ngoại.

Theo NOAA, các kênh phổ này giúp các nhà dự báo phân biệt được sự khác nhau trong không khí, như những đám mây, hơi nước, khói, băng đá và tro bụi núi lửa. GOES-16 có số kênh phổ nhiều hơn ba lần so với thế hệ vệ tinh GOES trước đó.









Hình ảnh Bắc Mỹ qua 16 bước sóng ánh sáng khác nhau. Hình ảnh: NOAA/NASA.
               Hình ảnh Bắc Mỹ qua 16 bước sóng ánh sáng khác nhau. Hình ảnh: NOAA/NASA.

Sa mạc Sahara có thể được thấy rõ ở cạnh bên phải hình ảnh này của Trái Đất. Theo mô tả của NOAA, vùng không khí khô này xuất phát từ bờ biển của châu Phi, có thể có tác động đến sự hình thành và cường độ của cơn bão nhiệt đới.

GOES-16 có thể quan sát hiện tượng này với 16 kênh phổ, cho phép các nhà dự báo nghiên cứu những chi tiết liên quan đến sự mạnh lên của bão, như những cơn bão tiếp cận Bắc Mỹ.









Vùng không khí khô xuất phát từ sa mạc Sahara. Hình ảnh: NOAA/NASA.
                       Vùng không khí khô xuất phát từ sa mạc Sahara. Hình ảnh: NOAA/NASA.

Vệ tinh GOES-16 chụp hình ảnh này vùng biển Caribbe và Florida khi nó đang bay trên quỹ đạo. Hình ảnh vệ tinh cho thấy vùng nước cạn của vùng biển Caribbe có một màu xanh nhạt.









Vùng biển Caribbe và Florida nhìn từ vệ tinh GOES-16, vùng nước cạn có màu xanh nhạt hơn. Hình ảnh: NOAA/NASA.
Vùng biển Caribbe và Florida nhìn từ vệ tinh GOES-16, vùng nước cạn có màu xanh nhạt hơn. Hình ảnh: NOAA/NASA.

Vệ tinh GOES-16 chụp được hình ảnh toàn bộ tây bán cầu, bao gồm cả Argentina và Nam Mỹ. Một cơn bão đang xuất hiện ở phía đông bắc, với những đám mây tràn qua các dãy núi ở phía tây nam.









Cận cảnh quốc gia Argentina và khu vực Nam Mỹ qua hình ảnh của vệ tinh GOES-16. Hình ảnh: NOAA/NASA.
Cận cảnh quốc gia Argentina và khu vực Nam Mỹ qua hình ảnh của vệ tinh GOES-16. Hình ảnh: NOAA/NASA.

California, nơi được mệnh danh là Tiểu bang Vàng (Golden State), đang nằm trọn trong hình ảnh được chụp từ GOES-16. Trong hình ảnh còn có sự xuất hiện của bờ biển phía tây Hoa Kỳ và bán đảo Baja được quản lý bởi Mexico.









Tiểu bang vàng California, bờ biển tây Hoa Kỳ và bán đảo Baja. Hình ảnh: NOAA/NASA.
        Tiểu bang vàng California, bờ biển tây Hoa Kỳ và bán đảo Baja. Hình ảnh: NOAA/NASA.

Vào ngày 15, thời tiết khắc nghiệt đã quét qua thủ đô Hoa Kỳ trước khi đi qua vùng đông bắc vào ngày 16, 17 dẫn đến kiểu thời tiết ẩm ướt đặc trưng của mùa đông tại khu vực này.









Thời tiết khắc nghiệt bao trùm vùng đông bắc Hoa Kỳ. Hình ảnh: NOAA/NASA.
                 Thời tiết khắc nghiệt bao trùm vùng đông bắc Hoa Kỳ. Hình ảnh: NOAA/NASA.

Bán đảo Yucatan thuộc Mexico và vùng Trung Mỹ được chụp bởi vệ tinh GOES-16, hình ảnh với tầm nhìn rộng vì không có mây bao phủ. Một ngọn lửa và khói bốc lên được nhìn thấy rõ ở khu vực gần biển miền nam Mexico.









Một cách nhìn thoáng đãng về vùng bán đảo Yucatan và những quốc gia Trung Mỹ. Hình ảnh: NOAA/NASA.
Một cách nhìn thoáng đãng về vùng bán đảo Yucatan và những quốc gia Trung Mỹ. Hình ảnh: NOAA/NASA.

Vệ tinh GOES-16 là một vệ tinh thời tiết được vận hành bởi Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA). Nó là vệ tinh đầu tiên của thế hệ vệ tinh địa tĩnh thời tiết mới. Nhiệm vụ chính của nó là theo dõi tình hình thời tiết ở bán cầu tây.
Theo Space