Mới cập nhật

Những điều cần tránh để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cột sống có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như rối loạn vận động và cảm giác, teo cơ hay bại liệt ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Vậy, phải làm gì để năng ngừa được căn bệnh này? Tìm hiểu những điều cần tránh để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm là cách tốt nhất giúp bạn giảm bớt nỗi lo lắng về bệnh thoát vị đĩa đệm.

 

Những điều cần tránh để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

 

nhung-dieu-can-tranh-de-phong-benh-thoat-vi-dia-dem-1

Theo khảo sát, nguyên nhân phổ biến dẫn đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm là do thói quen sinh hoạt và tư thế lao động không phù hợp khiến đĩa đệm cột sống phải chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài. Nhất là ở những người lao động chân tay, thường xuyên phải khuân vác vật nặng hay những người làm công việc văn phòng, tài xế, thợ may,… phải ngồi lâu trong nhiều giờ liền cũng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm rất cao. Bên cạnh đó, một số thói quen trong sinh hoạt như ngồi xổm, khom lưng, nằm sấp, mang giày cao gót… rất dễ khiến cột sống và đĩa đệm bị tổn thương.

Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn cần chú ý những điều sau đây:

Tư thế làm việc 

Cần tránh: đứng lâu, ngồi lâu hàng giờ, ngồi sai tư thế, ngồi bắt chéo chân, gục mặt xuống bàn, xoắn vặn cột sống, khuân vác vật nặng thường xuyên…. khiến đĩa đệm bị chèn nén và chịu áp lực, lưu thông máu kém ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng.

nhung-dieu-can-tranh-de-phong-benh-thoat-vi-dia-dem-2Nên làm:

  • Dùng ghế tựa thấp để chân, gác chân cao và thay đổi chân 5-10 phút một lần.

  • Ngồi đúng thư thế, thẳng lưng.

  • Đối với những người làm việc văn phòng, nên dùng ghế xoay để xoắn vặn cột sống, ghế có lưng tựa thẳng để giúp cột sống được giữ thẳng; cứ mỗi 1 giờ làm việc, bạn nên đi lại vận động hoặc nghỉ giải lao giữa giờ để thư giãn cột sống và tránh co cứng cơ.

  • Những người lao động chân tay, khi bê vật nặng không nên vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng và bê vật gần người nhất; nên nghỉ ngơi nhiều lần để phục hồi sức khỏe để hạn chế các trường hợp xấu xảy ra khi lao động\


Tư thế sinh hoạt:

Cần tránh: 

  • Đứng khom lưng lâu, đứng nghiêng người sẽ tác động xấu đến đĩa đệm, làm biến dạng cột sống.

  • Ngồi gò ép, ngồi xổm, ngồi cúi về phía trước vì có thể khiến áp lực đĩa đệm tăng cao gây tổn thương đĩa đệm.

  • Nằm sấp, nằm nệm quá mềm làm cột sống biến dạng và ảnh hưởng đến đĩa đệm.

  • Mang giày cao gót, khi di chuyển ưỡn người quá mức.

  • Đeo túi xách nặng.


nhung-dieu-can-tranh-de-phong-benh-thoat-vi-dia-dem-3Nên làm:

  • Không đứng lâu một chỗ mà nên đi lại, đánh tay hay nhún người để làm dao động áp lực ở đĩa đệm và thúc đẩy trao đổi chất ở đãi đệm, ngăn ngừa thoái hóa đĩa đệm.

  • Giữ tư thế đúng, đầu nhìn thẳng, vai hơi mở ra sau, lưng thẳng, thân người và chân thẳng.

  • Khi nằm, nên nằm ngửa, thẳng người, hai tay buông thỏng tùy ý, không nằm nệm quá mềm.

  • Thay vì cầm túi xách trên tay, hãy đeo trên hai vai để giữ cột sống được cân đối.

  • Hạn chế đi giày dép quá cao, nên đi giày đế mềm có độ cao < 5cm


Chế độ ăn uống và luyện tập:

Cần tránh:

  • Sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, chứa nhiều chất bảo quản; thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…

  • Đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, thuốc lá…

  • Thói quen lười tập thể dục, lười vận động.


nhung-dieu-can-tranh-de-phong-benh-thoat-vi-dia-dem-4Nên làm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều tôm, cua, thịt, cá giàu canxi, các loại rau củ quả và trái cây giàu vitamin và khoáng chất, thường xuyên uống nước và uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh.

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày với cường độ hợp lý để tăng cường sức khỏe cơ – xương – khớp. Chú ý khởi động kỹ càng trước khi hoạt động thể dục, thể thao.

  • Duy trì cân nặng phù hợp để tránh gây áp lực cho cột sống và đĩa đệm.


Theo trang "Bệnh cơ xương khớp".