Mới cập nhật

Thành phố Mumbai



Thành phố Mumbai, thời thuộc địa gọi là Bombay. Đây là thành phố đông dân nhất và giàu nhất nước Ấn Độ, người Ấn khắp nước đổ xô về đây sinh sống kiếm tiền, giống như thành phố Sàigòn đối với Việt Nam.

Gateway of India (Cổng vào Ấn Độ) nằm dọc bến cảng Apollo Bunder. Cổng này được xây cất đề kỷ niệm ngày Vua George V và Nữ Hoàng Mary đã đến đây năm 1911. Có người Việt Nam gọi đây là Khải Hoàn Môn hay Ấn Độ Môn.

DSC_0384

essaysbig.com
DSC_0370

Mumbai là thủ phủ của bang Maharashtra. Nó là thành phố đông dân nhất Ấn Độ, và đông dân hạng 4 trên thế giới. Dân số khu đô thị Mumbai là 20.5 triệu người.

Mumbai nằm phía Tây nước Ấn Độ bên bờ biển Á Rập. Nó có một hải cảng tự nhiên rất sâu thuận lợi cho tàu lớn cặp bến, nhờ đó nó được phát triển thành một thành phố đông dân và thịnh vượng nhất Ấn Độ. Năm 2009 nó được bầu chọn là một “Alpha World City”, tức là một đô thị toàn cầu (Global city) hay thành phố đẳng cấp thế giới.

Thế nào là một thành phố toàn cầu? Theo Wikipedia đó là những thành phố “có ảnh hưởng hữu hình và trực tiếp trên nền kinh tế toàn cầu thông qua các phương tiện kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị mà các thành phố bình thường khác không có.” (Wikipedia).

Taj Mahal Palace Hotel (Khách sạn Cung Điện Taj Mahal) là một khách sạn 5 sao ở Mumbai. Bên cạnh là khách sạn The Tower cũng thuộc khách sạn Taj Mahal, nhưng được xây cất sau này.

DSC_0385

Nói cách khác thành phố toàn cầu (Global) khác với thành phố lớn (Mega city). Sàigòn và Hà Nội là thành phố lớn, nhưng không phải là thành phố toàn cầu, vì nền văn hóa, giáo dục, kinh tế, tài chánh của hai thành phố này không ảnh hưởng được ai trên thế giới cả, khác với những thành phố như New York hay London, Paris v.v.. Theo lời một giáo sư tài chánh của Mỹ nói, khi New York nhảy mũi (Phố Wall tuột dốc), cả thế giới rung chuyển.

Taj Mahal Palace Hotel (Khách sạn Cung Điện Taj Mahal) là một khách sạn 5 sao ở Mumbai.

DSC_0387

Nhà thờ St John The Evangelist còn được biết đến với tên Nhà Thờ Afghan, được xây cất để tưởng niệm những chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến Afghan thứ nhất năm 1838.

DSC_0449

DSC_0426

Ngày xưa ở vùng Mumbai này có 7 đảo do dân làng chài ở. Họ sống nhờ nghề đánh cá. Vùng này ngày xưa do các đế quốc địa phương liên tục xâm chiếm, trước khi người Bồ Đào Nha đến đây vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16.

Vườn treo Mumbai (Hanging Gardens of Mumbai) nằm trên đỉnh ngọn đồi Malabar ở Mumbai. Đây là nơi lý tường để ngồi nhìn mặt trời lặn trên biển Á Rập.

DSC_0512

Theo kết quả khảo cổ, con người đã từng sống ở đây từ thời đại đá (Stone age). Nhiều đế quốc địa phương vùng Ấn Độ chia nhau cai trị vùng đất này. Đế quốc Maurya đã từng cai trị vùng nầy từ thế kỷ thứ 3 trước Thiên Chúa. Sau khi đế quốc này điêu tàn, vào năm 185 trước Thiên Chúa, mấy đảo nầy rơi vào tay của đế quốc Salvahanas.

Và cứ như thế vùng này lọt vào tay nhiều đế quốc nữa đến khi người Bồ Đào Nha đến vào thế kỷ 15-16. Sau người Bồ Đào Nha đến lượt người Anh cai trị vùng này vào thế kỷ 18. Nhờ người Bồ Đào Nha và người Anh, vùng đất này được khai thác biến thành quan trọng trên thế giới như ngày hôm nay.

Bảo tàng viện của thành phố Mumbai có tên Dr. Bhau Daji Lad. Bảo tàng viện này trước đây có tên bảo tàng viên của Victoria và Albert. Ở đây lưu giữ nhiều vật hóa thạch (Fossils) liên hệ tới quá khứ của Mumbai.

DSC_0609

DSC_0615

Dưới quyền cai trị của người Anh, người ta lấp biển nối liền 7 đảo vùng Mumbai này lại với nhau thành một thành phố lớn lao hiện đại như ngày nay. Người Anh đã xây cất nhiều công trình ngoạn mục, kiến trúc Gothic xen lẫn với Art Deco và kiến trúc Ấn Độ và Hồi Giáo, rất độc đáo. Sau Miami ở đây có nhiều kiến trúc Art Deco nhất thế giới.

DSC_0687

DSC_0681

Những kiến trúc này được gọi là kiến trúc thời Victoria. Khi tàu cruise cặp bến Mumbai, vợ chồng tôi lấy tour du lịch chiêm ngưỡng và tham quan những kiến trúc này, rất độc đáo và quyến rũ, tạo cho Mumbai một sắc thái độc đáo ở Á Châu.

Phố xá thời Victoria (Mumbai) đẹp và thơ mộng quá.

DSC_0759

Tòa đô chánh Mumbai.

DSC_0784

Nhà ga Victoria trước đây, hiện là nhà ga Chhatrapati Shivaji. Đây là một di sản thế giới được UNESCO nhìn nhận.

DSC_0880

Kiến trúc chợ Crawford quá đẹp pha trộn hai lối kiến trúc của người Normand và người Flemish (Bi), rất đặc biệt.

DSC_0866

 

Mumbai là thủ đô thương mại và giải trí của Ấn Độ, là nơi có nhiều định chế tài chính quan trọng, như Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), Sở giao dịch Chứng khoán Bombay (BSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ (NSE) và là nơi đóng trụ sở của nhiều công ty Ấn Độ.



Mumbai đã thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên đất nước Ấn Độ do thành phố này có nhiều cơ hội kinh doanh và mức sống, khá cao khiến cho thành phố là một “nồi lẩu thập cẩm” của nhiều cộng đồng dân cư và các nền văn hóa. Thành phố là nơi trụ sở ngành điện ảnh và truyền hình Hindi , được biết đến với tên gọi Bollywood. Mumbai cũng là một trong những thành phố hiếm hoi có một vườn quốc gia, Vườn quốc gia Sanjay Gandhi, nằm trong địa phận của thành phố. Mumbai giờ cũng là điểm du lịch mới nổi lên…

Các khu vực chính của Mumbai nằm ở phần phía Nam của bán đảo, nơi những người châu Âu đến khai hoang đã thiết lập vùng đất của mình, và là nơi các tinh thần địa phương khác nhau đã bén rễ và phát triển. Trung tâm của Bombay tráng lệ là khu vực Pháo đài ( Fort) đằng sau những công sự được dựng lên để bảo vệ cho thực dân Anh.

Các công trình kiến trúc thời Victoria



Từ những năm 1860 những người thống trị ở Bombay bắt tay vào 1 chương trình phát triển đầy tham vọng – một quá trình diễn ra với sự bảo trợ của chính phủ và cá nhân kéo dài đến thế kỷ 20. Kết quả là Mumbai ngày nay có quyền tự hào về những tòa nhà cao tầng lộng lẫy thời Victoria với những phong cách kiến trúc cực kỳ lôi cuốn và quyến rũ, phản ánh niềm say mê đang thịnh hành khi đó của người Anh với phong cách Gô- tích và cả những ảnh hưởng của phong cách Ấn Độ và Saracenic. Đó là lý do đã làm nên một Bombay tráng lệ, giàu sang và phô trương như ngày nay. Có rất nhiều nơi cho du khách đến thăm như trường đại học Mumbai, tòa nhà ngân hàng tiêu chuẩn và tòa nhà tập đòan đô thị – những công trình kiến trúc chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.



Trong khi các quí ngài xây dựng những tượng đài và các tòa nhà tráng lệ ở khu vực Pháo đài, thì tinh thần địa phương lại trải ra nhanh chóng khắp vùng phía Bắc với những đường phố chật hẹp đan xen nhau và những khu chợ ồn ào, đông đúc hoàn toàn trái ngược với những đại lộ rộng rãi, trồng cây xanh hai bên đường của khu vực phía nam.

Khách sạn Taj Mahal



Thêm vào những phần riêng biệt của Mumbai là khu phố hiện đại: dọc theo con đường Marine Drive và trên đồi Cumbala những năm 1930 đã phát triển những văn phòng hiện đại về phía tây của Maidan và những tòa tháp ở phần cực nam của vịnh Cái Lưng. Ở khu vực phía bắc xa hơn của bán đảo là vùng ngoại ô của Mumbai đặc trưng bởi những khu nhà ổ chuột tồi tàn. Nói một cách đáng buồn thì đây là một phần khá lớn của thành phố Mumbai hiện đại, bên cạnh khu vực phía nam với những tòa nhà làm say đắm lòng người, du khách có thể sẽ cảm thấy khá bất ngờ với cảnh nghèo nàn bẩn thỉu của vùng này.



Kiến trúc của Mumbai nghiêng về việc phô trương sự phồn vinh hơn là tính đồng nhất tôn giáo và điều này được phản ánh rất rõ ràng ở số lượng và tính chất của những khu vực thờ cúng có thể thấy trong thành phố. Nhà thờ Anglican, nhà thờ Catholic và nhà thờ Xcốt-len ở Mumbai sánh vai với một số lượng nhiều không đếm xuể những nhà thờ đạo Hindu, những nhà thờ Hồi giáo và cả những nhà thờ đạo phái Pacxi và các nhà thờ đạo Phật. Những công trình đa dạng này làm nên một khu di sản vô cùng phong phú cho thành phố.



Hầu hết các điểm thu hút du lịch trong thành phố đều nằm ở khu vực trung tâm và có thể đi bộ đến, hoặc du khách có thể đi taxi để tham quan toàn thành phố – rẻ và thuận tiện hơn các phương tiện giao thông công cộng khác.

Thăm quan

Đến thành phố Mumbai, điểm dừng chân đầu tiên của du khách là Khải hoàn môn (hay còn gọi là Ấn Độ môn) bởi nếu chưa đến đây như là chưa đến với Mumbai vậy. Khải hoàn môn nằm gần bờ biển, đằng sau bến tàu du lịch, đối diện khách sạn Taj Mahal uy nghi, tráng lệ, được xây dựng vào năm 1931, nó còn có tên là “bia kỷ niệm chiến sĩ Ấn Độ” tưởng niệm những tướng sĩ tử trận trong cuộc đại chiến thế giới lần 1. Công trình được xây dựng tương tự Khải hoàn môn của Pháp, cửa cao 48,7 mét, rộng 21,3 mét, cửa vòm cao 42 mét, đỉnh trên cùng có một chiếc đèn dầu lớn hình tròn với đường kính rộng 3,6 mét. Mỗi khi đến ngày lễ lớn, chiếc đèn này lại được thắp lên. Trên cửa công trình khắc tên hơn 90.000 chiến sĩ đã hy sinh.

Đừng quên đến thăm cửa ngõ của Ấn Độ được thiết kế bởi George Wittet và xây dựng bởi người Anh nhằm chào đón chuyến thăm Ấn Độ của Vua George V và nữ hoàng Mary năm 1911, cửa ngõ của Ấn Độ đã trở thành một cảng quan trọng của Mumbai. Ngày nay nơi này luôn có rất nhiều khách du lịch đến viếng thăm và thu hút nhiều người bán hàng rong cũng như ăn mày.



Hãy ghé thăm cả lâu đài thành phố là một công trình kiến trúc tân cổ điển nhìn xuống vòng tròn Horniman, lâu đài được xây dựng trong khoảng thời gian 1821 đến 1833 được thiết kế bỡi đại tá Thomas Cowper, nó nằm trên Bombay Xanh, là trung tâm của khu vực Pháo đài và là một trong những phần còn lại của Bombay trước thời Victoria (cùng với tòa nhà Bạc Hà). Ngày nay nó trở thành một thư viện công cộng.



Dành cho những người yêu thích các triển lãm mỹ thuật, triển lãm mỹ thuật Jehanggir là khu vực triển lãm hàng đầu ở Mumbai dành cho nền mỹ thuật Ấn Độ đương đại, được tìm thấy bởi ngài Cowasji Jehangir, theo trí nhớ của con trai ông.Triển lãm gồm có 2 gian phòng lớn thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm khác nhau.

Một hình ảnh trong vườn quốc gia Sanjay Gandhi



Nằm trong thành phố Mumbai, có vườn quốc gia Borivali, tên chính thức là Vườn quốc gia Sanjay Gandhi. Khu vườn quốc gia này có diện tích 104km2, phong phú về hệ động thực vật với 800 loài cây có hoa, 284 loài chim, 5.000 loài côn trùng, 36 loài động vật có vú, 50 loài bò sát và 150 loài bước. Đặc biệt, nơi đây có nhiều loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng như: bướm đêm Atlas – loại bướm đêm lớn nhất thế giới, cây có hoa Karvi nở hoa 7 năm một lần… Trong vườn có 2 hồ nước là hồ Vihar và hồ Tulsi – hai hồ cung cấp một phần nước cho thành phố Mumbai. Vì vậy, vườn quốc gia này được xem là lá phổi của Mumbai do nó thanh lọc ô nhiễm của thành phố. Bên trong khu vườn quốc gia này, có các hang động Kanheri niên đại 2.400 năm, là một khu vực khảo cổ được bảo tồn. Khu vực này hiện làm nơi nghỉ cho khách lữ hành. Đây có lẽ là khu vườn quốc gia được nhiều người viếng thăm nhất châu Á với 2 triệu khách mỗi năm.

Hang động Elephanta



Ngoài ra, còn có các điểm tham quan như: hang động Elephanta có nhiều kiến trúc chạm khắc tinh xảo trong lòng hang đá xuất hiện từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 8. Vào đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một kiệt tác nổi tiếng trong hốc đá đó là tượng thần 3 mặt Marhesmurty cao 5 mét; đồi Malabar có khu vườn treo ở trên đỉnh đồi – nơi có thể nhìn ngắm bình minh ngoài đại dương, có ngôi đền Phật giáo Jain nổi tiếng và công viên Kamla Nehru với những con đường hun hút, mờ ảo; Marine Drive là con đường dạo dọc bờ biển Chowpatty, nối liền các điểm tham quan lân cận – ban đêm khi những dãy đền được bật sáng – được mệnh danh là “chuỗi hạt của nữ hoàng” thu hút hàng ngàn người đến ngắm biển đêm…

Các tụ điểm vui chơi trong Mumbai hoạt động thâu đêm suốt sáng với nhiều nhà hàng, sàn nhảy, casino, bar cà phê, rạp chiếu phim… sẽ khiến du khách dù cả ngày mệt mọc để thăm viếng, mua sắm cũng phải để dành “năng lượng” cho những bước nhảy cuồng nhiệt sành điệu khi đêm về. Một số địa chỉ quán bar thu hút như: Havoc, Bonaparte’s, Avalon…

Dân địa phương đang chế biến các món bánh ngon tuyệt



Và những phiên chợ địa phương đầy màu sắc



Thăm Mumbai, du khách cũng nhớ mãi những đặc sản rất đa dạng. Đặc biệt là những món cà ri với nhiều gia vị đặc trưng. Các món khoái khẩu khác có tên như: Vada Pav, Bhel puri, Paani puri… được phục vụ trong các nhà hàng cũng như bày bán ven đường sẽ là nét cuốn hút riêng của “xứ sở cà ri” này…”

Nguồn, http://www.chudu24.com/huong-dan-du-lich/chau-a/india/mumbai.html