Mới cập nhật

3 câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng cho cả thế giới

Vì sao Howard Schultz từ bỏ công việc trong mơ để về làm cho Starbuck và sau đó trở thành giám đốc điều hành? Điều gì khiến Ralph Lauren lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, từng bước trở thành ông trùm trong làng thời trang nước Mỹ? Điều gì đã khiến một doanh nghiệp Việt từ chối 2,5 tỷ đô để “Vượt lên người khổng lồ” là các tập đoàn đa quốc gia và vươn ra thế giới?

 Hai bàn tay trắng tạo nên đế chế hơn 7 tỷ USD của ông hoàng thời trang Mỹ

Ông hoàng thời trang Ralph Lauren lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, trở thành ông trùm trong làng thời trang nước Mỹ và nắm giữ trong tay khối tài sản trị giá hơn 7 tỷ USD. Ông đã xuất bản cuốn sách ảnh mang tên “Ralph Lauren”, đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện nhất về cuộc đời mình.

Ralph Lauren xuất bản cuốn sách ảnh (coffee-table book) mang tên ông.
Ralph Lauren xuất bản cuốn sách ảnh (coffee-table book) mang tên ông.
Lauren từng làm nhân viên bán hàng cho hãng Brooks Brother danh tiếng, trước khi tách ra thành lập cửa hàng riêng bán caravat năm 1966. Gắn liền với biểu tượng polo mang đậm chất nam tính và quý tộc.

Không chỉ là nhà tạo mốt, Ralph Lauren còn được biết đến là một nhà từ thiện, điều hành kinh doanh, một tỷ phú nổi tiếng và đặc biệt được ngưỡng mộ bởi bộ sưu tập xe “khủng” và hiếm có hiện nay.
Ralph Lauren xuất bản cuốn sách ảnh (coffee-table book) mang tên ông “Ralph Lauren” đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện nhất về cuộc đời mình, một vị tỷ phú thời trang đi lên từ tay trắng.

Đúng theo phong cách của ông hoàng thời trang – luôn luôn đẹp và lịch lãm, cuốn sách tràn ngập những bức ảnh tuyệt đẹp của Lauren và gia đình. Từng đường nét, câu chữ thể hiện một cách chân thật nhất phong cách và lối sống của Lauren.
Cuốn sách truyền cảm hứng cho mỗi chúng ta về niềm tin vào những gì bạn quyết tâm theo đuổi và không bao giờ từ bỏ, hướng mọi người làm mọi thứ từ niềm đam mê.

Tinh thần không gì là không thể đưa doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới

Competing with Giants (tạm dịch sang tiếng Việt: Vượt lên người khổng lồ) là cuốn sách do Trần Uyên Phương viết chính cùng hai tác giả khác đã kể lại một hành trình kỳ diệu của một công ty gia đình Việt Nam khởi nghiệp từ trong gian khó của thời kỳ hậu chiến tranh và kinh tế bao cấp đã “Vượt lên người khổng lồ” là các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh để vươn ra thế giới.

Chú thích ảnh
Hành trình kỳ diệu của Tân Hiệp Phát trong “Competing with Giants” đã khiến Forbes không thể bỏ qua và xuất bản xuất bản cuốn sách đầu tiên của người Việt.
Từ chối lời đề nghị mua lại Tân Hiệp Phát với trị giá 2,5 tỷ USD từ một tập đoàn ngoại quốc vào năm 2012 là một trong những câu chuyện ấn tượng được đề cập trong cuốn sách Compeing with Giants. Đây cũng là lần đầu tiên chi tiết về cuộc đàm phán này được tiết lộ cùng với những kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh, cũng như cách làm thế nào để một doanh nghiệp tại Việt Nam có thể sử dụng thế mạnh của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh toàn cầu.

Thông qua cuốn sách, Trần Uyên Phương muốn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: phương Đông và phương Tây có thể học hỏi lẫn nhau và khi các công ty nhỏ kết hợp kiến thức bản địa của mình cùng với những ý tưởng kinh doanh quốc tế, họ có thể nắm chắc cơ nghiệp của mình và thậm chí còn vượt trội hơn các tập đoàn đa quốc gia.

“Đây là câu chuyện tuyệt vời về động lực, sự kiên trì và chấp nhận rủi ro. Hành trình của Dr Thanh từ trại mồ côi đến việc thành lập và dẫn dắt một doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất Việt Nam sẽ là nguồn cảm hứng đối với các doanh nhân trên toàn thế giới. Quyển sách này là minh chứng quan trọng về việc doanh nghiệp luôn phải đổi mới để giữ vững vị trí đứng đầu trong một thị trường cạnh tranh cao độ”, Keith Harrison, Cựu Giám đốc Cung ứng Sản phẩm Toàn cầu, P&G nhận định.

“Dốc hết trái tim”, thuyền trưởng Starbucks chinh phục thế giới

Đó là câu chuyện kỳ diệu nhất về kinh doanh trong nhiều thập kỷ qua của một cửa hàng cà phê nhỏ ven sông ở Seattle trở thành một chuỗi cà phê lớn nhất hành tinh trong cuốn sách “Dốc hết trái tim”.
Khi nhắc đến chuỗi cà phê hàng đầu Starbucks, không thể không nhắc tới vị thuyền trưởng Howard Schultz. Xuất thân trong một gia đình khó khăn tại khu bình dân giữa thành phố New York phồn hoa, Howard Schultz đã bỏ công việc lương cao để về làm cho Starbuck, khi đó còn là một công ty rất nhỏ. Nói về ảnh hưởng của xuất thân tới cuộc sống và ước mơ, ông viết: “Xuất thân hèn kém có thể khơi dậy trong bạn cả nghị lực lẫn tình yêu”.

Chú thích ảnh
Howard Schultz – người sáng lập ra Starbucks.
Schultz bắt đầu tại Starbucks với vai trò giám đốc bán lẻ và tiếp thị, ông tới Ý để tìm hiểu cách pha chế và thưởng thức cà phê. Đó chính là thời điểm ông tìm được niềm đam mê mãnh liệt với cà phê trong tim và quyết xây dựng giá trị riêng cho những đam mê đó.

Tới năm 1987, ông mua lại và trở thành Giám đốc điều hành của Starbucks. Trên con đường đầy màu sắc ấy, Schultz đặc biệt chú trọng tới nhân viên của công ty. Ông muốn xây dựng một công ty mà nhân viên được nuôi dưỡng và đối xử như người nhà.
Nhờ vậy, đội ngũ Starbucks luôn gắn kết và chung đam mê, cùng chí hướng và nỗ lực không mệt mỏi vì mục tiêu chung: mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

 “Chúng tôi không bao giờ đạt được mục tiêu của mình trừ khi cả công ty chia sẻ một tầm nhìn chung. Để biến điều lý tưởng đó thành hiện thực, chúng tôi cần tạo ra một doanh nghiệp biết trân trọng nhân viên, tạo cảm hứng cho họ lao động, và biết chia sẻ thành quả với những người đã cùng chung tay tạo nên giá trị dài hạn cho công ty”, Schultz cho biết.

Trong 10 năm dưới sự điều hành của, Starbucks đã từ 6 cửa hàng mở rộng ra 1.300 cửa hàng với 25.000 nhân viên. Hiện nay, Starbucks trở thành chuỗi cà phê lớn nhất thế giới với hơn 28.000 cửa hàng trên khắp thế giới và 238.000 nhân viên. Kể từ năm 1987, mỗi ngày Starbuck mở 2 cửa hàng mới.

Theo báo Tin Tức