Mới cập nhật

Sự thật về nhân vật Goócbachốp

GS,TS Đàm Đức Vượng


Liên Xô sụp đổ và vai trò của Mikhail Gorbachev

Mikhail Gorbachev - Tổng thống đầu tiên và cũng là duy nhất của Liên Xô

1. Khi Goócbachốp từ trần, trên mạng có đến hàng chục bài viết về ông và còn đang tiếp tục viết về ông. Họ ca ngợi ông hết lời: “Trái tim vĩ đại củanhân loại đã ngừng đập”. “Chính Goócbachốp đã khai tử chủ nghĩa cộngsản”. “Một nhà cấp tiến vĩ đại nhất thế giới”. “Ông mang đến cho Liên Xôsức trẻ, năng lượng và quan trọng nhất là nhân tính”. “Thời gian gần đây,nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử Liên Xô đã đi tới kết luận là trong tiến hành công cuộc cải tổ (perestroika), Goócbachốp trên cương vị Tổng Bí thư ĐảngCộng sản Liên Xô đã tự “đốt lửa dưới ghế mình ngồi” dẫn tới thủ tiêu vai trò của chính đảng này trong những biến đổi kinh thiên động địa ở siêu cường từng đứng đầu thế giới này”. “Goócbachốp đã hành động cực kỳ tinh quái".
Nhìn bề ngoài thì không thấy có gì thay đổi cả, nhưng nội dung bên trong đã thay đổi” “Goócbachốp là một người nhìn ra trông rộng, quyết tâm “đi xa”,một nhà lãnh đạo với sự tự tin và lạc quan bẩm sinh, một trí thức có tài thật sự”. “Tại Liên Xô, Goócbachốp đã mở toang hệ thống Xôviết vốn đóng cửa và lỗi thời”. “Goócbachốp đã mở ra con đường đến dân chủ cho hàng chục triệu người, làm dịu đi căng thẳng của cuộc chiến tranh lạnh vốn kìm hãm thế giới trong sự đối đầu suốt 4 thập niên và đập tan chủ nghĩa cộng sản ở ngay chính Liên Xô – mảnh đất mà nó đã được sinh ra”, v.v. và v.v..
2. Sự thật thì Goócbachốp là con người như thế nào?
Goócbachốp (Mikhain Sergeyevich Gobachev) sinh ngày 2-3-1931, trong một gia đình nông dân tại làng Privônnoye (Privolnoye), quận Métvêđép (Medvedelsk), tỉnh Stavờrôpôn (Stavropol), Liên Xô, trong một gia đình công nhân cơ khí nông nghiệp.
Thuở nhỏ, Goócbachốp luôn tỏ ra xuất sắc trong lao động và học tập. Nhờ thành tích này, ông được trao huy chương lao động và cờ đỏ khi mới 17 tuổi.
Năm 19 tuổi, ông được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Liênxô (Komsomol). Ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1952 khi 21 tuổi.
Ngày 15-8-1955, ông được điều đến làm việc tại Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Liênxô Stavờrôpôn với chức vụ Phó trưởng Ban Tuyên truyền. Năm 1956, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Khu Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô. Năm 1965, được bầu làm Bí thư thứ nhất Khu ủy Stavờrôpôn. Ngày 26-9-1966, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Đảng bộ Stavờrôpôn. Năm 1967, ở độ tuổi 36, ông được Học viện Nông nghiệp cấp bằng Cử nhân kinh tế nông nghiệp (tại chức). Kể từ đây, ông được thăng tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp. Năm 1970, ông được cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp và năm sau trở thành Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1974, ông trở thành đại biểu Xôviết tối cao và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Thường trực phụ trách công tác thanh niên. Năm 1979, ông được bầu vào Bộ Chính trị. Khi Chécnencô (Chernenko) qua đời, ông khi ấy 54 tuổi, được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 11-3-1985 cho đến khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ.
Goócbachốp mất ngày 30-8-2022, thọ 91 tuổi.
3. Những người muốn cho Liên Xô sụp đổ, thì tâng bốc Goócbachốp lên tận mây xanh. Thực ra, ông lên lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng, trong đó có 2 sai lầm lớn nhất là sai lầm về đường lối cải tổ và sai lầm về công tác cán bộ.
Sai lầm về đường lối cải tổ: Goócbachốp muốn cải tổ Đảng Cộng sản Liên Xô và cải tổ Nhà nước Xô viết, cải tổ nền kinh tế quốc dân. Ông đưa ra các mô hình “glasnost” (mở cửa), “perestroika” (cải tổ), “uskoreniye” (tăng tốc để phát triển kinh tế). Những mô hình này bắt đầu được đưa ra tại Đại hội XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô, tháng 2-1986. Công bằng mà nói trong 3 năm đầu của cải tổ, tình hình trong xã hội chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp và uy tín của Đảng đã được nâng cao. Sau đó, bắt đầu một quá trình chuyển động ngược lại do cải tổ dần dần xa rời thực tiễn, không hợp lòng dân. Đảng và xã hội Liên Xô đã tới mức báo động nguy hiểm; xuất hiện những mối đe dọa thực sự đối với Liên Xô và sự thống nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô; dần dần xuất hiện những sai lầm khủng khiếp mắc phải trong quá trình thi hành cải cách kinh tế. Kỷ luật, kỷ cương và tinh thần trách nhiệm giảm sức mạnh; cuộc sống của nhân dân đang ngày càng tồi tệ hơn.
Những lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội đang lan tràn trong xã hội Xôviết. Các nhóm phe cánh, đối lập trong nội bộ Đảng mọc lên như nấm.Dựa trên các nền tảng dân chủ, những phần tử xét lại (tự xưng là “cấp tiến”) đang cố gắng biến Đảng Cộng sản Liên Xô từ một đảng nội bộ thành một đảng kiểu đại nghị, lôi kéo Đảng rời khỏi mối quan hệ với nhân dân. Có hàng loạt các nhóm đảng viên cộng sản không những tham gia mà còn lãnh đạo các tổ chức ly khai theo chủ nghĩa dân tộc. Sự dối trá, xuyên tạc đổ lên Đảng. Rất nhiều các đảng viên cộng sản chân chính, các nhà khoa học, văn hóa chân chính đã bị xuyên tạc, vu không; quân đội Xôviết và các lực lượng an ninh là đối tượng cho các cuộc công kích, bôi nhọ và vu khống. Dưới lá cờ dân chủ và công khai, các nguyên tắc trụ cột của tư tưởng và đạo đức xã hội bị cuốn trôi, khủng hoảng đang phát triển lên trong đất nước. Đảng trông chờ Ủy ban Trung ương Đảng một sự phân tích và đánh giá toàn bộ tình hình, thậm chí thay đổi 100% Ban lãnh đạo Đảng, nhưng điều đó đã không xảy ra, làm cho cộng đồng xã hội chủ nghĩa tan vỡ nhanh như những tảng băng. Các phương tiện thông tin đại chúng chẳng làm được điều gì hơn, chỉ tạo được hình ảnh của kẻ thù của cải tổ tung hoành quấy phá. “Các công việc phá hoại của các lực lượng đối lập phù hợp với âm mưu của các thế lực thù địch từ bên ngoài. Chúng đặt mực tiêu là đánh sụp chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, ở Đông Âu, phá tan những biến đổi xã hội theo con đường chủ nghĩa xã hội khoa học và đưa nước ta vào quỹ đạo phát triển tư bản chủ nghĩa” 1 . Hằng ngày, Ủy ban Trung ương Đảng đã nhận được rất nhiều thư từ các tổ chức đảng, các nhóm người và công dân, tỏ sự lo lắng to lớn, sự đau đớn, trăn trở cho đất nước Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô. Mối nguy hiểm ghê gớm là ở chỗ Ban lãnh đạo Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Goócbachốp đã làm cho Đảng suy yếu nghiêm trọng.Goócbachốp không những không làm nên trò trống gì, mà còn phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác trong cải tổ cũng như trong công tác xây dựng Đảng.
Cho đến cuối năm 1987, tình hình chính trị trong nước đã rất khác so với hồi mới cải tổ. Quá trình trong lĩnh vực quyền lực phản ánh theo xu thế: từ chỗ dân chủ hóa đời sống xã hội chuyển sang âm mưu phế bỏ hệ thống xã hội càng nhanh càng tốt. Xã hội chia làm hai phe: “các nhà tiên phong của cải tổ” và “các lực lượng kìm hãm”. Các lực lượng kìm hãm ngày càng mạnh,lấn át lực lượng tiên phong. Tổng Bí thư Goócbachốp biết rất rõ, nhưng không làm gì được. Trong Đảng và trong xã hội Xôviết căng thẳng nóng lên từng ngày. Sự đối đầu đã thành công khai. “Tất cả những gì diễn ra đều cho thấy rằng: Goócbachốp hoàn toàn nằm trong cạm bẫy của phe “cấp tiến” và điều đó thúc giục họ hành động ráo riết hơn để đạt được thắng lợi” 2 .
Mọi mưu toan “đảo chính” đã đẩy Tổng Bí thư Goócbachốp vào ngõ cụt,phái “cấp tiến” buộc Goócbachốp từ bỏ chức vụ Tổng Bí thư và kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tự giải thể. Ngày 29-8-1991, Xôviết tối cao Liên Xô ra lệnh cấm Đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ Xôviết. Việc Goócbachốp kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tự giải thể và buông tay để cho Xôviết tối cao Liên Xô ra lệnh cấm Đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động trên toàn lãnh thổ Xôviết thể hiện sự phản bội của ông đối với Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô. Ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về vấn đề này.
Sai lầm về công tác cán bộ: Trong công tác cán bộ, nhất là công tác cán bộ cấp chiến lược, Tổng Bí thư Goócbachốp và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng. Việc bổ nhiệm cán bộ cấp chiến lược và cán bộ các cấp không dựa vào tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực, không xem rõ bản chất thật của người đó, không biết nhìn người, mà dựa vào phe cánh theo kiểu mua bán ngầm chức tước. Bọn cơ hội thi nhau “leo cao, chui sâu” để phá hoại Đảng mà Đảng không làm gì được.Điển hình của loại cán bộ cơ hội bổ nhiệm sai là Iacốplép. Ông ta là một trong những cán bộ Đảng chủ chốt có thâm niên kinh nghiệm nhất trong Ủy ban Trung ương Đảng. Bắt đầu sự nghiệp từ giữa năm 1950, ông ta đi qua các cương vị từ một cán sự cho đến chức Bí thư Trung ương Đảng, rồi Ủy viên Bộ Chính trị. Tháng 7-1985, ông ta được Tổng Bí thư Goócbachốp cử làm Trưởng Ban Tuyên truyền và Vận động của Trung ương Đảng, gọi là Ban AGITPROP. Không hiểu sao Tổng Bí thư Goócbachốp đánh giá Iacốplép là một người có kinh nghiệm về công tác tư tưởng, kinh nghiệm về bộ máy và kinh nghiệm trong công tác đối ngoại. Kỳ thực thì ông ta là người phá hoại Đảng từ bên trong, một phần tử cơ hội 100%, dựa vào cái nhãn hiệu “cấp tiến” của ông ta đã góp phần làm biến dạng méo mó tiến trình cải tổ và biến dạng Đảng. Khi Iacốplép được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng,rồi Ủy viên Bộ Chính trị thì ông ta được nhận trách nhiệm phụ trách công tác tư tưởng. Ông ta đã thay đổi một loạt các tổng biên tập, loại những người tốt ra, đưa những loại thân tín của mình vào, làm cho các báo và tạp chí hoạt động méo mó, chống lại chủ nghĩa xã hội. Tổng Bí thư Goócbachốp không đánh giá hết hậu quả của báo chí, phát thanh và truyền hình, cũng không có ý kiến gì với Iacốplép về công tác tuyên truyền của Đảng, làm cho Iacốplép mặc sức tung hoành, muốn làm gì thì làm. Iacốplép và những người tự gọi mình là dân chủ đã cho thấy dấu hiệu của chuyên chế và họ chiếm độc quyền vể tư tưởng, đó là một xu hướng nguy hiểm đe dọa dân chủ thật sự trong Đảng. Một số ủy viên Bộ Chính trị nhiều lần thể hiện sự phẫn nộ với thuyết “tấm gương” của Iacốplép. Nhưng tiếc rằng, với lập trường lạnh nhạt,Tổng Bí thư Goócbachốp rơi hẳn về thiên hướng không can thiệp vào phương tiện thông tin đại chúng. Iacốplép và các nhà “cấp tiến” sử dụng báo chí, phát thanh và truyền hình để giật dây ý kiến quần chúng, truy đuổi những người mà họ không thích. Trong một bản nghị quyết của Trung ương,thiếu hẳn các điểm phê phán các phương tiện thông tin đại chúng và lên án những kẻ bôi đen lịch sử Đảng. Hóa ra là Iacốplép không nói với bất cứ ai,đã tùy tiện sửa đổi nội dung nghị quyết và sửa đổi những vấn đề quan trọng,cơ bản nhất. Goócbachốp không chú ý đến kiến nghị đúng đắn của một số Ủy viên Bộ Chính trị mà sửa chữa theo nội dung của Iacốplép. Có lần, Ủy viên Bộ Chính trị Ligachốp nói với Tổng Bí thư Goócbachốp rằng Ligachốp đã gặp Iacốplép nói về quan điểm giữa một số Ủy viên Bộ Chính trị chân chính rất khác nhau về những vấn đề quan trọng của Đảng với quan điểm của Iacốplép, nhưng Tổng Bí thư Goócbachốp lờ đi, không nói gì. Iacốplép không thể có chung một lập trường với một số ủy viên Bộ Chính trị chân chính. Ông ta đã vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng. Nghiêm trọng hơn nữa là Iacốplép muốn thủ tiêu Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong suốt một năm trời, Ban Bí thư chẳng có một cuộc họp nào cả. Vai trò của Ban Bí thư đã thật sự mờ nhạt dưới sự đạo diễn của Iacốplép. Iacốplép đã thành công trong việc xếp đặt người của mình bao quanh Tổng Bí thư Goócbachốp, đẩy Goócbachốp vào thế bị động khôn lường. Đôi khi Goócbachốp cũng có quan điểm đúng đắn, lành mạnh, nhưng bị Iacốplép tác động vào, lại chinh phục được Tổng Bí thư ngay. “Hồng ý giáo chủ áo xám” Iacốplép biết cách phải làm như thế nào để chinh phục được Tổng Bí thư Goócbachốp và bắt Tổng Bí thư phải làm theo cách của mình. Hầu hết mọi diễn văn của của Tổng Bí thư Goócbachốp về vấn đề quốc tế (và không chỉ vấn đề quốc tế) đều do Iacốplép chuẩn bị; nhiều bài đã làm méo mó vấn đề, những vẫn được Goócbachốp chấp nhận...
Tóm lại, những hoạt động của Iacốplép và sự chông chênh trong tư tưởng của Goócbachốp đã góp phần không nhỏ dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Đó cũng là hậu quả của công tác cán bộ của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Goócbachốp.
Lịch sử sẽ phán quyết cuối cùng đối với cả Goócbachốp và Iacốplép!
------
1. Hồi ký của Ligachốp: Bên trong điện Cremli của M.Goócbachốp, Viện Thông tin lý luận thuộc Viện Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dịch, Hà Nội, 1993, tr. 109.
2. Hồi ký của Ligachốp: Bên trong điện Cremli của M.Goócbachốp, Viện Thông tin lý luận thuộc Viện Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dịch,
Hà Nội, 1993, tr. 373.