“Những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng” Một cuốn sách quý vừa được xuất bản
Vũ Khôi Nguyên
Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông lại vừa xuất bản cuốn sách quý:“Những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng” của GS,TS sử học, Cử nhân Ngữ văn Đàm Đức Vượng. Sách dày 545 trang, khổ giấy lớn, viết về 29 nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng: Tôn Đức Thắng,Võ Chí Công,Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng,Võ Nguyên Giáp, Hoàng VănThụ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Lê Văn Lương,Nguyễn Chí Thanh, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Trịnh ĐìnhCửu, Nguyễn Hới, Đặng Việt Châu, Đỗ Ngọc Du, Lương Khánh Thiện, HồTùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phùng Chí Kiên, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu,Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Hoàng Đình Giong, Nguyễn Thị Minh Khai, Bạch Thành Phong. Ngoài những nhân vật đã nêu trên của thời dựng Đảng,còn có phần Phụ lục thống kê gần đủ những tên của các nhà cách mạng ViệtNam thời dựng Đảng.
Đây là cuốn sách kế tiếp của cuốn “Chủ tịch Đảng và các Tổng Bí thư của Đảng” cũng của GS,TS Đàm Đức Vượng, vừa được xuất bản. Tác giả coi cuốn “Chủ tịch Đảng và các Tổng Bí thư của Đảng” và cuốn “Những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng” là bộ sách hợp thành viết về Chủ tịchHồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo cách mạng và các chiến sĩ cộng sản Việt Nam thời dựng Đảng.
Có thể nói, GS, TS Đàm Đức Vượng là người viết nhiều sách nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Các cuốn sách của Tác giả viết đều là những công trình nghiên cứu khoa học lịch sử rất nghiêm túc và công phu.
Trong cuốn sách “Những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng”,bước đầu, Tác giả chỉ viết về những nhân vật thời kỳ thành lập Đảng mà Tác giả đã có tài liệu trong tay, còn những nhân vật mà Tác giả chưa có hoặc chưa đủ tài liệu, Tác giả sẽ tiếp tục sưu tầm để viết một số cuốn sách khác cũng về những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng. Tác giả xem đây như là tập 1 của bộ sách “Những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng”.
Những nhân vật được trình bày trong cuốn sách này đều được hệ thống lại,thành mới qua các nguồn tài liệu mà Tác giả sưu tầm được. Nhiều nhân vậtcó tầm vóc lịch sử, lần đầu tiên được công bố.Vì có quá nhiều nhân vật lịchsử cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng,Tác giả không thể viết đầy đủđược, mà chỉ viết ở dạng tóm tắt, nhấn mạnh đến cương vị người đó công tác. Tuy là tóm tắt, nhưng những sự kiện chủ yếu trong cuộc đời hoạt độngcách mạng của những nhân vật đó, nhất thiết phải có trong tiểu sử tóm tắt.
GS,TS Đàm Đức Vượng tâm sự với chúng tôi: “Viết sử là sự tự nguyện của các cá nhân có lòng yêu mến nước nhà, yêu mến cách mạng, yêu mến dân tộc mình, nhân dân mình, chẳng ai cấm đoán được và độc quyền về vấn đề này, miễn là người viết sử phải hết sức trung thực và đầy thiện chí khi cầm bút”.
Trên tinh thần đó, Tác giả coi cuốn sách này là kết quả nghiên cứu về nhân tài nhân lực ở cấp cao.
Tác giả xác định: “Tuy có nhiều cố gắng nghiên cứu về các nhân vật lịch sử cách mạng Việt Nam một cách rất nghiêm túc của một nhà nghiên cứu khoa học lý luận và lịch sử, nhưng dù sao đây là bộ sách của một cá nhân viết từ đầu đến cuối, nên rất khó tránh khỏi những hạn chế. Nếu cuốn sách này có những hạn chế và sai sót, rất mong được bạn đọc lượng thứ và cùng trao đổi để dịp tái bản có điều kiện hoàn thiện hơn”.
Đây là cuốn sách kế tiếp của cuốn “Chủ tịch Đảng và các Tổng Bí thư của Đảng” cũng của GS,TS Đàm Đức Vượng, vừa được xuất bản. Tác giả coi cuốn “Chủ tịch Đảng và các Tổng Bí thư của Đảng” và cuốn “Những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng” là bộ sách hợp thành viết về Chủ tịchHồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo cách mạng và các chiến sĩ cộng sản Việt Nam thời dựng Đảng.
Có thể nói, GS, TS Đàm Đức Vượng là người viết nhiều sách nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Các cuốn sách của Tác giả viết đều là những công trình nghiên cứu khoa học lịch sử rất nghiêm túc và công phu.
Trong cuốn sách “Những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng”,bước đầu, Tác giả chỉ viết về những nhân vật thời kỳ thành lập Đảng mà Tác giả đã có tài liệu trong tay, còn những nhân vật mà Tác giả chưa có hoặc chưa đủ tài liệu, Tác giả sẽ tiếp tục sưu tầm để viết một số cuốn sách khác cũng về những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng. Tác giả xem đây như là tập 1 của bộ sách “Những nhà cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng”.
Những nhân vật được trình bày trong cuốn sách này đều được hệ thống lại,thành mới qua các nguồn tài liệu mà Tác giả sưu tầm được. Nhiều nhân vậtcó tầm vóc lịch sử, lần đầu tiên được công bố.Vì có quá nhiều nhân vật lịchsử cách mạng Việt Nam thời dựng Đảng,Tác giả không thể viết đầy đủđược, mà chỉ viết ở dạng tóm tắt, nhấn mạnh đến cương vị người đó công tác. Tuy là tóm tắt, nhưng những sự kiện chủ yếu trong cuộc đời hoạt độngcách mạng của những nhân vật đó, nhất thiết phải có trong tiểu sử tóm tắt.
GS,TS Đàm Đức Vượng tâm sự với chúng tôi: “Viết sử là sự tự nguyện của các cá nhân có lòng yêu mến nước nhà, yêu mến cách mạng, yêu mến dân tộc mình, nhân dân mình, chẳng ai cấm đoán được và độc quyền về vấn đề này, miễn là người viết sử phải hết sức trung thực và đầy thiện chí khi cầm bút”.
Trên tinh thần đó, Tác giả coi cuốn sách này là kết quả nghiên cứu về nhân tài nhân lực ở cấp cao.
Tác giả xác định: “Tuy có nhiều cố gắng nghiên cứu về các nhân vật lịch sử cách mạng Việt Nam một cách rất nghiêm túc của một nhà nghiên cứu khoa học lý luận và lịch sử, nhưng dù sao đây là bộ sách của một cá nhân viết từ đầu đến cuối, nên rất khó tránh khỏi những hạn chế. Nếu cuốn sách này có những hạn chế và sai sót, rất mong được bạn đọc lượng thứ và cùng trao đổi để dịp tái bản có điều kiện hoàn thiện hơn”.